Blog

Điểm D là bao nhiêu và sinh viên bị điểm D có phải học lại không?

Thắc mắc điểm D có phải học lại không là một trong những câu hỏi phổ biến của nhiều sinh viên năm nhất chuẩn bị nhập học. Khác với chương trình giáo dục cấp 3 điểm số trên Đại học sẽ tính theo hệ thống chữ. Do đó, nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc làm quen hệ thống tính điểm này. Hôm nay, Chọn Trường sẽ cùng bạn giải đáp chi tiết về điểm D Đại học nhé!

1. Điểm D Đại học tương ứng với bao nhiêu điểm?

điểm d có phải học lại không
Điểm D là từ bao nhiêu điểm trên Đại học?

Trước khi tìm hiểu điểm D có phải học lại không hay điểm D có qua môn không thì các bạn nên nắm rõ quy tắc tính điểm trên Đại học. khi bước vào Đại học, bạn sẽ cảm thấy một chút lạ lẫm nếu trường học của bạn sử dụng thang điểm chữ A, B, C, D, E, F. Các kỳ thi và bài kiểm tra sẽ tiếp tục được đánh giá dựa trên thang điểm 10. Sau đó, điểm số sẽ được chuyển đổi sang thang điểm chữ theo cách sau đây:

  • Điểm A: Tương đương với khoảng điểm từ 8.5 đến 10 (Xuất sắc)

  • Điểm B: Tương đương với khoảng điểm từ 7.0 đến 8.4 (Giỏi)

  • Điểm C: Tương đương với khoảng điểm từ 5.5 đến 6.9 (Trung bình)

  • điểm D: Tương đương với khoảng điểm từ 4.0 đến 5.4 (Yếu)

  • Điểm F: Tương đương với điểm Dưới 4.0 (Kém)

Do đó, điểm D sẽ nằm trong khoảng điểm từ 4.0 đến 5.4, bao gồm cả phần dưới trung bình và phần trên trung bình. Do đó, bạn cần nắm bắt rõ khoảng điểm này để có mục tiêu phấn đấu trong từng học phần nhé!

2. Giải đáp: Bị điểm D có phải học lại không?

Nếu bạn không may gặp trường hợp có một môn học được đánh giá là điểm D, bạn có thể lo lắng rằng liệu bạn cần phải học lại môn đó hay không? Theo quy định, điểm D được xem là điểm đạt và không cần học lại. Trường sẽ không quá quan trọng việc sinh viên có bao nhiêu điểm D. Thay vào đó, yếu tố quan trọng đối với việc tốt nghiệp là điểm trung bình tích lũy của tất cả các môn học trong suốt 4 năm Đại học.

điểm d có qua môn không
Giải đáp: Bị điểm D có phải học lại không? Điểm D Đại học có qua môn không?

Khi thấy mình có quá nhiều điểm D và chúng đang ảnh hưởng đến điểm trung bình tích lũy thì bạn nên cân nhắc học cải thiện lại một số môn. Tất nhiên, việc học cải thiện không đảm bảo rằng điểm trung bình sẽ tăng lên, vì kết quả vẫn có thể thấp hơn nếu bạn không tập trung và nỗ lực đầy đủ. Khi đã quyết định học cải thiện một môn nào đó, bạn cần tập trung cao độ để đạt được kết quả tốt hơn so với lần trước.

Tham khảo thêm nhiều thông tin cá cược bổ ích và hấp dẫn tại Mu 9.

3. Sinh viên bị điểm D có được bằng giỏi không?

Bên cạnh việc tìm hiểu chuyện học đường liên quan đến điểm D có phải học lại không thì bị điểm D có được bằng giỏi khi tốt nghiệp không cũng là câu hỏi của nhiều sinh viên. Theo quy định đánh giá sinh viên giỏi thì sẽ dựa trên điểm trung bình tất cả các môn và điều kiện học lại tối thiểu. Cụ thể quy định này được thể hiện như sau:

  • Để được công nhận là tốt nghiệp loại giỏi, điểm trung bình tích lũy này cần đạt ít nhất 8.0 trên tổng điểm tối đa là 10 hoặc tương đương 3.2 trên tổng điểm tối đa là 4.

  • Một quy định quan trọng khác liên quan đến việc học lại là không vượt quá 5% tổng số tín chỉ của chương trình học. Ví dụ, nếu chương trình học có tổng cộng 125 tín chỉ, sinh viên chỉ được phép học lại tối đa 5%, tức là không quá 6 tín chỉ. Trường hợp học lại nhiều hơn quy định này sẽ có hậu quả là sinh viên sẽ bị giảm bậc tốt nghiệp từ loại giỏi xuống thành loại khá.

bị điểm d có được bằng giỏi không
Sinh viên bị điểm D có được học bổng không hoặc có được bằng giỏi không?

Dựa vào hai điều kiện trên thì nếu bạn không may bị điểm D thì chắc chắn vẫn có cơ hội đạt bằng giỏi nếu bạn có điểm trung bình trên 8.0. Tuy nhiên, Nếu bạn có quá nhiều môn đạt điểm D thì khả năng đạt bằng giỏi của bạn khá khó. Đây cũng là một trong những giải đáp cho thắc mắc nhiều điểm D có sao không mà nhiều bạn sinh viên nên biết nhé.

4. Những lưu ý cho sinh viên khi bị điểm D Đại học

Khi đã tìm hiểu điểm D có phải học lại không thì mọi sinh viên có thể lựa chọn giữa việc học cải thiện hoặc không tùy thuộc vào quyết định của chính mỗi cá nhân. Ngoài ra, trong tình huống như vậy, thì đa số các bạn sẽ sinh ra những áp lực vô hình như:

  • Tự ti về khả năng cá nhân, cảm thấy mình kém cỏi, không xuất sắc như bạn bè.

  • Thiếu kiến thức cơ bản, chưa thấm nhuần kiến thức của môn học, dẫn đến việc nhận điểm D.

  • Lo sợ về hệ quả đối với kết quả tốt nghiệp.

  • Phân vân về bảng điểm không tốt, ảnh hưởng tới khả năng xin việc sau này.

nhiều điểm d có sao không
Những lưu ý cho sinh viên khi bị điểm D Đại học

Những áp lực này cũng là lý cho khiến cho sinh viên có thắc mắc điểm D có phải học lại không? Họ sợ hãi khi đối mặt với việc nhận điểm D. Tuy nhiên, không cần quá mất tinh thần, các bạn hoàn toàn có thể thay đổi tình hình bằng cách lựa chọn học cải thiện môn để đạt được thành tích tốt hơn trong môn học đó.

Bên cạnh đó, bạn cần phải tự rút ra kinh nghiệm, nỗ lực hơn, chăm chỉ hơn, tập trung hơn vào các môn tiếp theo. Từ đó, cố gắng đạt điểm số cao nhất trong khả năng của bản thân và tránh bị điểm D trong tương lai. Hành trình chinh phục thành công của bạn còn dài, do đó điều quan trọng là bạn phải có ý chí và sự cố gắng liên tục để hoàn thiện bản thân.

5. Kết luận

Bài viết hôm nay, Chọn Trường đã chia sẻ tới bạn chi tiết mọi thông tin về việc điểm D có phải học lại không? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này. Đồng thời hãy theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật những tin tức thú vị hơn về những thắc mắc chuyện học đường nhé.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button