logo
show menu icon cancel

Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm khi vừa lên đại học?

Đăng ngày: 21-07-2023

"Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm khi vừa lên đại học hay không?" Đây là câu hỏi thường gặp từ các bạn chuẩn bị bước vào cánh cửa đại học. Phụ huynh thường cho rằng sinh viên năm nhất không nên đi làm thêm để tránh ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe và rủi ro bị lừa. Tuy nhiên, các bạn trẻ, đặc biệt là Gen Z lại cho rằng sinh viên năm nhất nên đi làm để tích lũy kinh nghiệm sống, nâng cao kỹ năng giao tiếp và áp dụng kiến thức vào thực tế. Tham khảo chi tiết ngay!

icon mục lục Mục lục

hiển thị mục lục

Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh viên năm nhất

Liệu có nên đi làm thêm từ năm nhất không? Ngày càng nhiều các bạn sinh viên trẻ quyết định đi làm thêm ngay từ năm đầu đại học, không chỉ vì muốn có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng mà còn bởi nhiều lợi ích. Cụ thể được chúng tôi tổng hợp như sau:

Sinh viên năm nhất đi làm thêm sẽ "được" những gì?

sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm
Sinh viên năm nhất đi làm thêm sẽ "được" những gì?

Không có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này, việc lựa chọn đi làm thêm hay không còn phụ thuộc vào từng đối tượng. Tham khảo phần thông tin dưới đây, các bạn sẽ hiểu rõ hơn sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không

  • Tìm kiếm đam mê và trải nghiệm thực tế: Sinh viên năm nhất Đại học có cơ hội thử nghiệm các ngành nghề khác nhau để khám phá sở thích và ưu điểm của mình. Qua những trải nghiệm này, họ có thể đưa ra những quyết định chính xác về đam mê và lựa chọn con đường phù hợp cho tương lai.

  • Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ: Việc làm thêm giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ với các quản lý, đồng nghiệp và khách hàng. Những mối quan hệ này mang lại lợi ích như cơ hội việc làm tốt hơn, hỗ trợ học tập và sự tin tưởng khi cần thiết.

  • Nâng cao kiến thức thực tế: Mang lại nhiều kiến thức mới, mở rộng tư duy và góc nhìn.Giúp sinh viên năm nhất tiếp xúc với các vấn đề thực tế trong môi trường làm việc, khuyến khích sự đào sâu và mở rộng kiến thức để giải quyết các vấn đề. 

  • Phát triển sức khỏe: Công việc làm thêm đòi hỏi vận động như chạy bàn, tiếp thị, bán hàng mang lại lợi ích về sức khỏe. Sự khẩn trương, thời gian gấp rút và yêu cầu liên quan đến công việc giúp bạn trở nên quyết đoán và không sợ đối mặt với áp lực. Điều này đặc biệt hữu ích cho sinh viên năm nhất, giải quyết vấn đề sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm, giúp họ trở nên linh hoạt, dũng cảm hơn.

  • Phát triển kỹ năng mềm: Đi làm thêm là cách giúp sinh viên năm nhất rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng cho công việc và cuộc sống. Cải thiện kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng. Đồng thời, việc cùng lúc đi học và đi làm giúp phát triển kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp và tổ chức công việc hiệu quả. 

  • Tăng thu nhập và tự chủ tài chính: Công việc làm thêm của sinh viên năm nhất mang lại thu nhập linh hoạt, thường từ 1 triệu đến 5 - 7 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào thời gian và khả năng. Điều này giúp sinh viên năm nhất có thể tự chủ tài chính, tiết kiệm tiền hỗ trợ gia đình hoặc lập kế hoạch đầu tư dài hạn trong tương lai.

Những cái "mất" từ việc làm thêm khi là sinh viên năm nhất

sinh viên năm nhất có nên đi thực tập
Những cái "mất" từ việc làm thêm khi là sinh viên năm nhất

Đi kèm với những lợi ích bên trên, việc lựa chọn đưa ra quyết định sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không cũng cần cân nhắc 3 điều sau đây:

  • Mất nhiều thời gian: Việc tìm kiếm công việc part-time và làm thêm có thể tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sở thích cá nhân và cuộc sống bạn bè. Nếu không cân bằng được thời gian, công việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến học tập và gây lãng phí thời gian và tiền bạc.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Sự kết hợp giữa học tập và làm việc có thể gây căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe. Lựa chọn công việc phù hợp với sở thích và khả năng để tránh gánh nặng về thể chất hoặc công việc văn phòng không có hoạt động vận động gây yếu đuối và giảm linh hoạt.

  • Rủi ro bị lừa lọc: Lựa chọn công việc không phù hợp có thể dẫn đến lãng phí thời gian và sức khỏe. Sinh viên năm nhất có thể dễ bị lừa lọc về mức lương thấp hoặc không đúng với năng lực của mình. 

Liệu rằng sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không?    

Có sự khác biệt giữa các thế hệ sinh viên và câu chuyện học đường về việc đi làm thêm đã trở thành một xu hướng phổ biến đối với thế hệ gen Z năng động và sẵn lòng khám phá. Tuy nhiên, việc sinh viên năm nhất đi làm thêm vẫn mang tính chất hai mặt, với cả những lợi ích và rủi ro.

sinh viên năm nhất nên làm thêm gì
Liệu rằng sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không?

Điều khuyến nghị là không nên đi làm thêm ngay từ đầu, mà hãy tập trung vào việc học và thích nghi với môi trường Đại học. Tại giai đoạn đầu nhập học, các bạn sinh viên cần dành thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khoá, tạo quan hệ và hòa nhập với bạn bè, cân bằng việc học và cuộc sống. 

Sau khi đã có kinh nghiệm và cuộc sống ổn định, bạn mới đề cập đến vấn đề sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm, lúc này bạn có thể tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp với thời gian rảnh của mình.

Lưu ý rằng việc làm thêm không nên ảnh hưởng đến việc học. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể cân bằng và quản lý tốt thời gian giữa học tập và công việc, để đảm bảo tiến bộ trong học tập và không gặp khó khăn về thời gian và sức khỏe.

Một vài lưu ý cho sinh viên năm nhất khi làm thêm    

Sau khi được giải đáp cụ thể sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không? Có lẽ những kinh nghiệm và lưu ý chúng tôi đề cập ngay sau đây sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn đi làm thêm một cách thuận lợi và giảm thiểu rủi ro.

những công việc làm thêm cho sinh viên năm nhất
Một vài lưu ý cho sinh viên năm nhất khi làm thêm

Luôn ưu tiên cho việc học tập

Việc làm thêm có thể mang lại niềm vui, thu nhập dư thừa và mở ra nhiều mối quan hệ mới, nhưng luôn nhớ rằng việc học vẫn là ưu tiên hàng đầu. Cho dù bạn là sinh viên năm nhất hay năm cuối, việc học vẫn cần được đặt lên hàng đầu. 

Nếu công việc làm thêm làm ảnh hưởng đến thời gian học, gây giảm sút kết quả học tập hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, hãy xem xét ngừng làm thêm trong một thời gian và tìm công việc phù hợp hơn. Việc đảm bảo mức độ cân bằng giữa việc học và làm thêm sẽ giúp bạn thành công cả trong học tập và công việc.

Tìm hiểu thật kỹ về công việc làm thêm

Trước khi giải quyết vấn đề sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm và trước khi tìm việc làm thêm, hãy tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng để tránh rủi ro và lừa đảo. Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo không rơi vào các cơ sở kinh doanh bất lương hoặc bị lợi dụng lao động của sinh viên chưa có kinh nghiệm. 

công việc cho sinh viên năm nhất
Sinh viên cần tìm hiểu thật kỹ về công việc làm thêm

Các bạn cần tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp như giấy chứng nhận kinh doanh, quy mô, địa chỉ làm việc và báo cáo thuế. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến và kinh nghiệm từ những sinh viên đã từng làm việc tại đó để có thêm sự đảm bảo và kiến thức thực tế.

Hiểu rõ về Luật lao động

Việc hiểu rõ về luật lao động là một "vũ khí" đặc biệt giúp bạn bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro pháp lý khi làm việc.

Sắp xếp thời gian hợp lý khi đi làm thêm

Các bạn sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm hay không? Đối với các bạn sinh viên năm nhất, việc đi làm thêm chỉ nên được xem xét khi có đủ thời gian rảnh. Thường, sinh viên năm nhất sẽ có lịch học dày đặc với các môn học đại cương mới. 

Những môn học này yêu cầu sinh viên dành nhiều thời gian cho việc tự học và tham gia hoạt động học tập trên lớp. Do đó, nếu bạn muốn làm thêm, hãy chọn những công việc phù hợp với khoảng thời gian rảnh để đảm bảo rằng công việc không ảnh hưởng đến việc học.

Tránh những công việc có dấu hiệu lừa đảo

sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không
Tránh những công việc có dấu hiệu lừa đảo

Khi sinh viên năm nhất đi lên thành phố để học đại học, các bạn cần tránh những công việc sau đây nếu nhận được lời mời. Bởi rất có thể đây là những việc làm lừa đảo, rủi ro cao.

  • Công việc nhập liệu: Một số công ty có thể yêu cầu bạn nhập mã captcha hoặc đóng cọc khi ký hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi bạn đã đóng cọc, công việc thực tế có thể rất khó khăn hoặc không tồn tại, dẫn đến mất tiền và thời gian đáng tiếc.

  • Công việc đan, thêu, xâu vòng: Sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm công việc đan, thêu,...? Đây là hình thức nhận việc và yêu cầu đóng tiền trước. Tuy nhiên, sau khi bạn chuyển tiền, bạn có thể không liên lạc lại được với bên nhận việc và mất tiền một cách vô ích.

  • Cài đặt ứng dụng và nhận tiền: Tìm hiểu công việc cho sinh viên năm nhất cần cẩn trọng với loại công việc này, vì có nguy cơ mất tiền từ tài khoản cá nhân do các hình thức lừa đảo.

  • Các hình thức đa cấp: Sinh viên cần cảnh giác với các công việc có tính chất đa cấp, bởi vì có thể họ sẽ đòi hỏi bạn phải đầu tư một khoản tiền lớn và không đảm bảo lợi nhuận.

Bật mí các công việc phù hợp đối với sinh viên năm nhất 

có nên đi làm thêm từ năm nhất
Bật mí các công việc phù hợp đối với sinh viên năm nhất 

Các bạn sinh viên năm nhất nên làm thêm gì? Sau khi đưa ra quyết định sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không, nếu như bạn còn đang phân vân là không biết mình có thể ứng tuyển vào các vị trí công việc như nào thì đừng bỏ qua các gợi ý công việc như:

  • Sáng tạo nội dung: Có thể làm CTV viết bài hoặc quay video cho agency, viết bài cho các bên báo chí. Thường thì công việc này có lương cứng hàng tháng hoặc nhận nhuận bút theo bài viết được đăng.

  • Nhân viên kinh doanh: Trở thành nhân viên bán thời gian tại các cửa hàng thời trang, shop mỹ phẩm, siêu thị, tạp hóa...

  • Gia sư/Trợ giảng: Tận dụng kiến thức và kỹ năng học tập để trở thành gia sư hoặc trợ giảng, giúp đỡ học sinh học tập.

  • Dịch thuật/ Biên dịch viên: Sử dụng khả năng ngoại ngữ để làm công việc dịch thuật (sách, báo...) hoặc phiên dịch tại các sự kiện.

  • Nghiên cứu khoa học: Tham gia hỗ trợ khảo sát, phân tích số liệu cho các bài nghiên cứu khoa học, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

  • Tư vấn viên/Chăm sóc khách hàng: Các bạn sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm vị trí tư vấn viên? Làm công việc tư vấn và chăm sóc khách hàng, học cách lắng nghe và xử lý các tình huống khác nhau.

  • Thực tập sinh: Sinh viên năm nhất có nên đi thực tập hay không? Trở thành thực tập sinh tại các doanh nghiệp để kiếm thêm thu nhập và áp dụng kiến thức vào thực tế, học hỏi từ người đi trước.

  • Biểu diễn nghệ thuật: Sử dụng năng khiếu nghệ thuật để biểu diễn hát, nhảy, múa hoặc chơi các loại nhạc cụ tại các sự kiện hoặc phòng trà.

  • Các công việc dịch vụ khác: Phục vụ tại nhà hàng, tổ chức sự kiện, làm nhân viên giao hàng, huấn luyện thể hình/yoga, trông nom trẻ em hoặc chăm sóc thú cưng, giúp việc theo giờ...

Kết luận    

Qua bài viết này của Chọn Trường, hy vọng rằng các bạn học sinh sắp bước vào năm nhất Đại học có câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc "sinh viên năm nhất có nên đi làm thêm không". Từ đó đưa ra được những quyết định phù hợp nhất với mình. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nên chọn khối tự nhiên hay xã hội? Kinh nghiệm chọn khối thi hay
Nên chọn khối tự nhiên hay xã hội? Kinh nghiệm chọn khối thi hay

Chuyện Học Đường 03-08-2023

Nên chọn khối tự nhiên hay xã hội là thắc mắc của nhiều bạn học sinh. Việc chọn khối học là một quyết định quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn cấp THPT. Việc lựa chọn đúng khối học không chỉ giúp cải thiện kết quả học tập mà còn hỗ trợ cho việc lựa chọn ngành học trong tương lai. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên học khối tự nhiên hay xã hội, dưới đây là một số thông tin hữu ích để tham khảo.

Sinh viên tự ý bỏ học đại học có sao không? Nguyên nhân và giải pháp
Sinh viên tự ý bỏ học đại học có sao không? Nguyên nhân và giải pháp

Chuyện Học Đường 02-09-2023

Tự ý bỏ học đại học có sao không đang thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên. Nguyên nhân có thể bao gồm sự chán nản, thiếu động lực hoặc mất hướng trong việc lựa chọn sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Với những khó khăn này, nhiều người đã từng nghĩ đến việc bỏ học ở giữa chừng. Tuy vậy, quyết định này có đúng không? Và nếu bạn quyết định từ bỏ, hướng đi tiếp theo của bạn sẽ ra sao? Hãy cùng Chọn Trường tìm hiểu nhé!

Điểm D là bao nhiêu và sinh viên bị điểm D có phải học lại không?
Điểm D là bao nhiêu và sinh viên bị điểm D có phải học lại không?

Chuyện Học Đường 25-08-2023

Thắc mắc điểm D có phải học lại không là một trong những câu hỏi phổ biến của nhiều sinh viên năm nhất chuẩn bị nhập học. Khác với chương trình giáo dục cấp 3 điểm số trên Đại học sẽ tính theo hệ thống chữ. Do đó, nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc làm quen hệ thống tính điểm này. Hôm nay, Chọn Trường sẽ cùng bạn giải đáp chi tiết về điểm D Đại học nhé!

Ghi sai thông tin xét học bạ, xét tuyển nên giải quyết như thế nào?
Ghi sai thông tin xét học bạ, xét tuyển nên giải quyết như thế nào?

Chuyện Học Đường 05-01-2024

Ghi sai thông tin xét học bạ cần xử lý như thế nào? Cách khắc phục lỗi ghi sai thông tin khi xét học bạ là gì? Trong quá trình xét tuyển bằng học bạ, nhiều thí sinh mắc các sai sót, điền nhầm, điền thiếu thông tin xét học bạ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục các lỗi hay gặp này.

Nên đi du học Nhật hay Hàn? Lựa chọn nào tốt nhất cho du học sinh?
Nên đi du học Nhật hay Hàn? Lựa chọn nào tốt nhất cho du học sinh?

Chuyện Học Đường 26-01-2024

Nên đi du học Nhật hay Hàn là câu hỏi được tìm kiếm khá phổ biến của giới trẻ hiện nay. Đi du học hiện đang trở thành một xu hướng thịnh hành và được nhiều thí sinh lựa chọn sau khi kết thúc chương trình THPT. Vậy lựa chọn du học tại Hàn Quốc hay Nhật Bản sẽ phù hợp hơn với định hướng của bạn? Hãy để Chọn Trường giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

7+ phương pháp tự học hiệu quả giúp bạn đột phá điểm số
7+ phương pháp tự học hiệu quả giúp bạn đột phá điểm số

Chuyện Học Đường 25-01-2024

Hiện nay có vô vàn phương pháp tự học hiệu quả nhưng đâu mới là phương pháp có tính thực tế nhất. Kỹ năng tự học là vua của mọi loại kỹ năng là câu nói vô cùng chính xác trong thời đại ngày nay. Dưới đây chúng tôi đã liệt kê 7+ cách tự học hiệu quả và vô cùng thực tế đối với mọi người.