


Đăng ngày: 07-03-2023
Một số nghề truyền thống ở Việt Nam vẫn luôn là nét văn hóa truyền thống quý giá được người dân Việt Nam gìn giữ từ đời này qua đời khác. Trải qua bao biến cố lịch sử, những làng nghề truyền thống vẫn bền bỉ tồn tại và phát triển theo thời gian. Vậy đó là những các nghề truyền thống nào? Cùng tìm hiểu thông tin tại bài viết dưới đây!
Mục lục
Một số nghề truyền thống ở Việt Nam đang dần phát triển và được nhiều bạn bè quốc tế biết đến.
Ta có thể thấy rằng, trước đây khi nền kinh tế của người Việt cổ hầu như đều dựa vào việc trồng lúa. Bởi vậy ngoài công việc đồng áng, những lúc nghỉ ngơi, người nông dân thường tranh thủ làm ra các đồ dùng bằng mây, tre đan hay làm dụng cụ bằng sắt, thép, bằng đồng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất.
Qua thời gian, các ngành nghề thủ công dần phát triển theo quy mô hộ gia đình rồi dần hình thành nên những làng nghề thủ công chuyên một nghề. Vậy nên có các ngành nghề truyền thống ở Việt Nam tại các làng nghề như: Nghề gốm, Nghề dệt chiếu, Dệt lụa, Trạm gỗ, Chạm khắc, đúc đồ đồng…
Lịch sử nông thôn của Việt Nam gắn liền với các thôn xóm, bản làng và các làng nghề. Đó là những nét đặc trưng cơ bản trong truyền thống kinh tế và văn hóa của nông thôn Việt Nam.
Hiện nay nước ta có trên 5000 làng nghề và các làng nghề có ngành nghề truyền thống. Các nghề truyền thống Việt Nam mang lại rất nhiều ý nghĩa cho người dân địa phương.
Các làng nghề đã và đang là cầu nối giữa các ngành nông nghiệp và công nghiệp, giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa nét truyền thống và hiện đại và có nhiều đóng góp phát quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta.
Một số nghề truyền thống ở Việt Nam không chỉ mang đến ý nghĩa về mặt kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn, chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ. Đồng thời kích thích phát triển cơ sở hạ tầng thông qua những hoạt động du lịch,…
Ở Việt Nam có một số nghề truyền thống ở Việt Nam cần được bảo tồn và phát triển. Ta có thể kể đến các nghề như:
Nghề gốm là nghề truyền thống Việt Nam đã có từ ngàn đời xưa. Nếu như ở miền Bắc ta biết đến gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Đông Triều (ở Quảng Ninh), gốm Phù Lãng (ở Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (ở Bắc Giang),… Thì ở miền Nam ta có gốm Sài Gòn, gốm ở Bình Dương, gốm Biên Hoà (ở Đồng Nai),… Các làng nghề gốm trải dài từ Bắc vào Nam cho thấy sự phát triển và giữ gìn các nghề truyền thống tại nước ta.
Hiện nay các sản phẩm gốm của Việt Nam ngày càng phong phú, từ những vật nhỏ như lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá, đồ decor,… những sản phẩm có kích cỡ trung bình như lọ hoa, bộ ấm pha trà, cà phê, bát, đĩa, cốc, chậu cảnh,… đến những sản phẩm cỡ lớn như tượng người, bình hoa lớn, đôn voi… Những màu men gốm được ưa chuộng ta phải kể đến men ngọc, men da lươn, men vàng nhẹ hay men chảy,…
Hoạ tiết trên sản phẩm rất đa dạng, thường được gắn liền với những nét vẽ quen thuộc trong đời sống thôn quê Việt Nam như chú bé thổi sáo chăn trâu, cây đa cổng làng, mái chùa hồ sen, thiếu nữ gảy đàn,…
Chính nhờ sự tinh tế, cẩn thận từ đôi tay của các nghệ sĩ làm gốm tại các làng gốm Việt Nam nên nhiều sản phẩm từ các ngành nghề truyền thống của Việt Nam đã có mặt trên thị trường quốc tế và được nhiều người ủng hộ.
Cây tre và cây mây vốn là loại cây quen thuộc gắn liền với miền quê Việt Nam đặc biệt là vùng quê Bắc Bộ. Các loại cây này đã trở thành nguồn nguyên liệu vô tận của những người thợ thủ công làm hàng mây tre đan.
Sản phẩm mây tre đan của Việt Nam đã có mặt ở Hội chợ Paris từ thập niên 1930. Cho đến nay, hơn 200 mặt hàng này đã đi khắp nơi trên toàn thế giới, được nhiều bạn bè quốc tế ưa chuộng.
Nếu bạn đang tìm hiểu một số nghề truyền thống ở Việt Nam có tính nghệ thuật cao thì không thể bỏ qua nghề mây tre đan. Với những nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, thân thiện với môi trường, với ưu điểm là bền, nhẹ, không gây mối mọt và vô cùng lành tính cho người sử dụng, các nghệ nhân tại đan mây đã tạo nên nhiều đồ dùng phục vụ cho đời sống của con người như: đĩa hoa quả, lẵng hoa, giỏ, khay, lọ hoa,… hay thậm chí là bàn ghế, nôi em bé, bộ salon tủ sách,…
Ở trên thế giới có nhiều quốc gia làm hàng sơn mài. Một số nước trồng được cây sơn, nhưng chỉ có cây sơn Việt Nam được trồng ở đất Phú Thọ là có giá trị nhất. Nhựa cây sơn từ Phú Thọ tốt hơn hẳn so với nhựa sơn được trồng ở những nơi khác. Chính vì vậy, hàng sơn mài là sản phẩm của một số nghề truyền thống ở Việt Nam đã nổi tiếng khắp mọi nơi về bền, đẹp.
Vào thế kỷ thứ 18 ở Thăng Long (hiện nay là Hà Nội) đã có phường Nam Ngư chuyên làm hàng sơn. Từ ban đầu các sản phẩm sơn mài chỉ có bốn màu: đen, đỏ, vàng, nâu. Dần dần do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, bảng màu của sơn mài ngày càng phong phú đa dạng hơn, tạo cho sản phẩm sơn mài đẹp lộng lẫy, tinh tế.
Ngày nay, các mặt hàng sơn mài phổ biến như tranh treo tường, lọ hoa, hộp đồ đựng nữ trang, khay đựng, bàn cờ, bình phong… đã trở thành những mặt hàng không thể thiếu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nhắc tới một số nghề truyền thống ở Việt Nam thì không thể không nói đến nghề đồ gỗ mỹ nghệ. Đây là một trong các nghề truyền thống Việt Nam đã xuất hiện lâu đời và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Việt. Nó còn được gọi với cái tên quen thuộc khác là “nghề mộc”. Nghề mộc ban đầu hình thành ở khu vực vùng núi phía Tây Bắc – Việt Bắc. Lâu dần, trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau mà nghề mộc dần lan rộng ra khắp cả nước.
Với sự phổ biến của nghề đồ gỗ mỹ nghệ cũng như công dụng của các sản phẩm làm từ gỗ, những làng nghề không chỉ tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu cho con người mà còn tạo ra việc làm cho phần lớn người dân lao động trong khu vực.
Ngày nay, một số nghề truyền thống ở Việt Nam, các làng nghề đồ gỗ đang dần nổi tiếng và chiếm ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước. Theo thống kê mới nhất, ở Việt Nam có khoảng hơn 300 làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ trải dài khắp 3 miền đất nước. Trong đó có nhiều làng nghề được nhiều người biết đến như: Làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh), làng nghề Liên Hà (Đông Anh), làng nghề Hải Minh (Nam Định), làng nghề La Xuyên (Nam Định),…
Nằm trong danh sách một số nghề truyền thống ở Việt Nam độc đáo tiếp theo chính là nghề khảm trai.Nghề khảm trải được biết đến là một lĩnh vực làm đẹp và trang trí thủ công đầy tỉ mỉ, sắc sảo trong cẩm nang việc làm truyền thống.
Từ xa xưa, các sản phẩm từ khảm trai chỉ được sử dụng phổ biến trong triều đình, hay tại các nhà quan có địa vị, hoặc các thương gia, địa chủ giàu có. Hơn nữa, vào khoảng thời gian thực dân Pháp đô hộ nước ta đã khiến một phần nào đó tác động đến ngành khảm trai. Khiến cho ngành khảm trai ngày một phát triển hơn, sử dụng các nguyên liệu linh hoạt và đa dạng hơn.
Công đoạn để làm nên một sản phẩm của ngành nghề truyền thống này vô cùng tỉ mỉ, người thợ khảm dùng những mảnh vỏ trai có vân ngũ sắc, hay vỏ hến, ốc biển để khảm (gắn) lên các đồ vật.
Công việc của thợ khảm khá tỉ mỉ và qua nhiều bước khác nhau: Vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm lên vật rồi lại mài nhẵn đi và đánh bóng. Các bức tranh khảm hiện lên trên mặt đồ vật với đủ màu sắc lung linh. Các sản phẩm như chiếc hộp gỗ, khay đựng, bàn cờ, mặt bàn, thành ghế, cánh tủ, bình phong, tranh treo tường… bằng gỗ đều có thể khảm trai.
Nghề thêu ren khác với một số nghề truyền thống ở Việt Nam khác là tất cả mọi công đoạn đều thực hiện thủ công vô cùng tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian. Tuy hiện nay số lượng người tham gia có phần giảm đi nhưng giá thành các sản phẩm từ thêu ren vẫn rất được ưa chuộng và được bán với giá khá cao là một tín hiệu tốt đối với các thợ thêu ren.
Những sản phẩm thêu ren thủ công mang lại giá trị rất lớn, được tạo ra từ nhiều công đoạn khác nhau như chuẩn bị nguyên liệu, thiết kế, pha màu sắc, thêu, giặt ủi, đóng gói,…mỗi công đoạn đều yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ cao. Chính những yếu tố đó khiến cho sản phẩm không chỉ có giá trị về vật chất mà còn có nhiều giá trị về tinh thần.
Không giống với nghề kim hoàn trước đây và một số nghề truyền thống ở Việt Nam khác, những người thợ phải làm tất cả mọi thứ bằng tay với những công cụ hỗ trợ thô sơ, thì ngày nay khi khoa học kĩ thuật phát triển công việc này đã có phần nhẹ nhàng hơn do sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại. Chính vì thế cũng góp phần tạo nên sản phẩm trang sức, trang trí đa dạng phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau.
Từ những khối đá cẩm thạch thô sơ người thợ chạm khắc đá đã chạm nên nhiều sản phẩm có giá trị cao như: tượng phật, tượng các con vật như hổ, voi hay tượng các vị tướng sĩ,…
Nghề chạm khắc đá cũng như một số nghề truyền thống ở Việt Nam đòi hỏi phải có sự nhẫn nại, trí sáng tạo và bàn tay khéo léo, sự tài hoa của người nghệ nhân khắc đá biểu hiện qua từng chi tiết thẩm mỹ. Một số làng nghề chạm khắc đá nổi tiếng ta có thể kể đến như: làng nghề Ninh Vân (Ninh Bình), làng nghề Kính Chủ,….
Như vậy, bài viết của Chọn Trường đã cung cấp cho bạn một số thông tin về một số nghề truyền thống ở Việt Nam. Hi vọng bạn có thêm cái nhìn mới về các ngành nghề truyền thống và có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, gìn giữ, và phát triển nghề truyền thống ở nước ta.
Cẩm Nang Chọn Trường A-Z
100+ Mã Ưu Đãi Độc Quyền
Xu Hướng Chọn Trường 2023
Tư vấn chọn trường và định hướng ngành nghề giúp bạn có quyết định sáng suốt nhất.
Chọn Ngành Nghề 08-03-2023
Những ngành nghề đang thừa nhân lực hiện nay trong xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Để có thể đưa ra được lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn hơn trong tương lai bạn cần biết đến những ngành nghề này. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi học để tránh tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các ngành đang thừa nhân lực qua bài viết dưới đây.
Chọn Ngành Nghề 13-03-2023
Ngành Quan hệ công chúng học trường nào tốt là thắc mắc của rất nhiều các bạn học sinh và các bậc phụ huynh khi muốn cho con em mình theo học. Với nhu cầu nhân lực Quan hệ công chúng ngày càng cao, nhiều trường đại học đã mở ra ngành này để đào tạo. Vậy những trường đào tạo ngành Quan hệ công chúng tốt nhất? Mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Chọn Ngành Nghề 14-03-2023
Các ngành nghệ thuật đang ngày càng được bạn trẻ quan tâm do tính chất ngành nghề đa dạng và cá nhân hóa hơn so với các nghề cơ bản khác. Để hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật ngoài kiến thức cơ bản thì năng khiếu, sự đam mê là một điều nhất định phải có. Dưới đây là thông tin về một số ngành nghệ thuật và các trường đào tạo uy tín, bạn có thể tham khảo!
Cẩm Nang Chọn Trường A-Z
100+ Mã Ưu Đãi Độc Quyền
Xu Hướng Chọn Trường 2023
Tư vấn chọn trường và định hướng ngành nghề giúp bạn có quyết định sáng suốt nhất.