Học các ngành làm cho nhà nước – Không lo thiếu việc
Các ngành làm cho nhà nước vẫn luôn được nhiều bạn học sinh và phụ huynh quan tâm đến trong quá trình chọn ngành học cũng như chọn công việc trong tương lai. Vậy hiện nay có những ngành làm việc cho nhà nước nào? Học trường gì để có thể làm việc được trong nhà nước? Câu trả lời sẽ có ngay từ thông tin tại bài viết dưới đây!
- Điểm danh 4 trường đại học ở Gia Lai chất lượng nhất hiện nay
- Trường Đại học Văn Hiến học phí năm 2023 – 2024 là bao nhiêu?
- Top các trường Đại học ở Hà Nội điểm thấp các sĩ tử nên biết
- Danh sách, Học phí và điểm chuẩn các trường Đại học ở miền Nam 2023
- Liệu sinh viên có được nghỉ hè không và nghỉ hè trong bao lâu?
1. Những lợi ích khi học các ngành làm cho nhà nước
Học các ngành làm cho nhà nước sẽ có rất nhiều lợi ích, tùy vào năng lực và bằng cấp khi ra trường mà bạn có những đặc quyền riêng mà công việc tại các doanh nghiệp tư nhân không có được như:
Bạn đang xem: Học các ngành làm cho nhà nước – Không lo thiếu việc
- Thời gian làm việc tại Nhà nước được cố định từ 7 – 8h sáng đến 17h chiều, hầu hết ngoài giờ làm thì không phải tăng ca hay làm thêm ngoài giờ. Do đó, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình và bản thân.
- Công việc khá nhẹ nhàng có quy trình sẵn, việc giải quyết những công việc đột xuất hoặc mang tính chuyên môn hóa cao ít khi xảy ra. Mọi người chỉ cần làm theo hướng dẫn sẽ dễ thành thạo, quen việc.
- Môi trường làm việc của các cơ quan các ngành làm trong nhà nước khá yên tĩnh, không quá năng động hay mang tính cạnh tranh cao, không gây ra nhiều áp lực cho người lao động. Vì thế đây được cho là môi trường nhàn nhã, có thể sẽ không thú vị đối với những bạn trẻ ưa thử thách bản thân.
- Ngoài lương thưởng hằng tháng, hằng năm thì các ngành làm cho nhà nước có chế độ lương hưu đối với những cán bộ, công chức, viên chức Nhà Nước sau khi qua độ tuổi lao động. Họ đều có được mức lương hưu đủ sống và chăm sóc sức khỏe mà không cần suy nghĩ quá nhiều.
2. Bạn có phù hợp với các ngành trong nhà nước?
Có rất nhiều người khi tham gia vào những ngành làm việc cho nhà nước thì thấy không phù hợp, thấy nhàm chán và không thú vị. Đúng vậy, do đặc điểm của các công việc này mang tính ổn định cao nên sẽ không phù hợp với một số bạn trẻ hiện nay.
Bạn đang thắc mắc liệu bản thân có phù hợp với các ngành làm cho nhà nước không? Hãy tham khảo xem xét các yếu tố dưới đây:
- Bạn thích một môi trường làm việc ít cạnh tranh
- Muốn sự ổn định không cần phấn đấu quá nhiều
- Chấp nhận mức lương thấp và làm việc theo các công việc phân công sẵn
- Công việc phụ thuộc khá nhiều vào các mối quan hệ cấp trên và cấp dưới
- Thích có sự ổn định và được hưởng trợ cấp lương hưu khi về già
- Thích một công việc có thời gian làm việc cố định theo giờ hành chính, các ngành nghề làm trong nhà nước.
3. Những ngành làm việc cho nhà nước chính hiện nay
Có nhiều các ngành làm cho nhà nước, cùng cẩm nang nghề nghiệp tìm hiểu một số ngành đang cần tuyển dụng hiện nay:
3. 1. Ngành Chính trị học
Xem thêm : Học quân sự ở Đại học có bắt buộc không và phải học quân sự bao lâu?
Ngành chính trị học là một chuyên ngành khá rộng, chuyên nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của chính trị, phân tích các vấn đề chính trị, hệ thống chính trị và cả các ứng xử chính trị. Sau khi hoàn thành xong chương trình học ngành Chính trị học, các bạn có thể làm các công việc tại các ngành làm cho nhà nước như:
Làm công tác tư vấn, tham mưu cho các cơ quan lớn nhỏ hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; tư vấn chính trị cho các cấp lãnh đạo của Nhà nước. Hay có thể làm công tác nghiên cứu và tham gia giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường về Đảng; làm công tác chính trị – tư tưởng tại các cơ quan thuộc khối Đảng, khối xã, huyện, tỉnh.
3. 2. Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
Với chương trình đào tạo là những tri thức chuyên sâu về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước thuộc các ngành làm cho nhà nước có thể lựa chọn các vị trí việc làm sau:
- Làm việc tại các cơ quan Đảng, chính quyền, hoặc tổ chức chính trị – xã hội các cấp.
- Tham gia vào công tác Đảng, hành chính trong các cơ quan, các đơn vị và doanh nghiệp trong hệ thống nhà nước và tư nhân.
- Giảng dạy chuyên ngành xây dựng Đảng, Quản lý nhà nước, giảng dạy về lý luận chính trị tại các trường chính trị ở tỉnh, thành phố, các ngành, đoàn thể, hay trung tâm giáo dục lý luận chính trị, các trường đại học và cao đẳng trên cả nước.
3. 3. Ngành Công an
Đây là một trong các ngành làm cho nhà nước nhằm đảm bảo an ninh trật tự và sự an toàn, bình yên về mọi mặt cho Tổ quốc. Ngành công an được chia thành hai lực lượng chính là: Cảnh sát đóng vai trò bảo vệ và giữ gìn sự trật tự, an toàn xã hội; An ninh – bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Đảng và Nhà nước, các lực lượng vũ trang nhân dân.
Những cá nhân muốn tham gia vào khối ngành đào tạo những ngành làm việc cho nhà nước – ngành công an sẽ phải trải qua các bài kiểm tra sức khỏe, thể lực, đáp ứng được chiều cao, cân nặng theo quy định. Bên cạnh đó cần kiểm tra sơ yếu lý lịch cả 3 đời một cách nghiêm ngặt, đảm bảo gia đình và bản thân luôn chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, tuân thủ pháp luật,…
3. 4. Ngành quản lý Nhà nước
Xem thêm : Danh sách, Học phí và điểm chuẩn các trường Đại học ở miền Nam 2023
Ngành học Quản lý nhà nước là một trong các ngành làm cho nhà nước đào tạo ra các Cử nhân làm việc tại các cơ quan nhà nước các cấp, địa phương. Những cá nhân này đóng vai trò thực hiện những công việc quản lý về các vấn đề kinh tế chính trị, cũng như văn hóa – xã hội.
Ta có thể bắt gặp những hình ảnh quen thuộc đó là những công chức đang thực hiện các thủ tục hành chính. Cụ thể như: hỗ trợ người dân công chứng, chứng thực giấy tờ, tiếp công dân tại các ủy ban, cơ quan ban ngành,…
3. 5. Ngành Luật
Mọi người thường nghĩ sinh viên ngành luật sẽ ra làm luật sư. Tuy nhiên ở khối Nhà nước thì ngành luật có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau như: làm trong tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát, văn phòng quốc hội, văn phòng chủ tịch nước hoặc tại các bộ và cơ quan ngang bộ,… Đây là các ngành làm cho nhà nước được nhiều bạn trẻ quan tâm đến
4. Thi trường gì để làm trong Nhà nước?
Vậy muốn làm trong Nhà nước học ngành gì? Hãy cùng điểm qua một số trường đào tạo các ngành làm cho Nhà nước dưới đây:
- Trường Đại học Luật
- Trường Đại học Chính trị
- Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
- Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
- Học viện An ninh nhân dân
- Học viện Hành chính
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Ngoại Giao
- Học viện Hậu Cần
- Đại học Kiểm Sát
5. Kết luận
Như vậy, bài viết của chúng tôi đã chia sẻ những thông tin về các ngành làm cho nhà nước và những lợi ích của các công việc Nhà nước này. Hãy tham khảo thông tin mà Chọn trường tổng hợp bên trên để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho bản thân nhé!
Nguồn: chontruong.edu.vn
Danh mục: Blog