logo
show menu icon cancel

Ngành chăn nuôi ra trường làm gì, thu nhập bao nhiêu?

Đăng ngày: 03-05-2023

Ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi nước ta hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định và phát triển đô thị hóa. Ngành học chăn nuôi góp phần sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sống của con người. Để hiểu sâu hơn về ngành học này, chúng ta cùng điểm qua bài viết dưới đây.

icon mục lục Mục lục

hiển thị mục lục

Ngành chăn nuôi là gì?

Ngành chăn nuôi hiểu đơn giản là hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc động vật để sản xuất ra những sản phẩm. Chẳng hạn như thực phẩm, lông và sức lao động, nhằm mang lại lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của con người. 

Ngành chăn nuôi là gì?
Ngành chăn nuôi là gì?

Nó liên quan đến lĩnh vực khoa học dinh dưỡng của động vật, ứng dụng các công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thiết kế chuồng trại và quản lý chăm sóc động vật. Các chuyên gia chăn nuôi còn phối hợp với các bác sĩ thú y để trợ giúp động vật hồi phục sức khỏe. Sử dụng các thiết bị đặc biệt để phân tích chất lượng và thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

Đặc điểm của ngành chăn nuôi hiện nay

Vậy ngành học chăn nuôi hiện nay có đặc điểm như thế nào? Trong tương lai liệu đây có phải là ngành có triển vọng phát triển không? Câu trả lời sẽ được chúng tôi bật mí ngay bên dưới.

Thực trạng ngành học chăn nuôi của nước ta hiện nay

Ngành học chăn nuôi của nước ta hiện nay đang đối diện với khá nhiều thách thức. Mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên còn nhiều bất cập và hạn chế. 

Đầu tiên, chương trình đào tạo trong ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Việc giáo dục và đào tạo vẫn chưa được đồng bộ, chương trình học còn lý thuyết quá nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và cần thiết của ngành.

Thực trạng ngành học chăn nuôi của nước ta hiện nay
Thực trạng ngành học chăn nuôi của nước ta hiện nay

Thứ hai, cơ sở vật chất và trang thiết bị trong ngành học còn hạn chế. Những trang thiết bị và công nghệ hiện đại chưa được đầu tư. Vì vậy, công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi vẫn còn đang bị hạn chế.

Thứ ba, đặc điểm của ngành chăn nuôi là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Vấn đề này cần được giải quyết bằng việc tăng cường đào tạo và phát triển những chuyên gia trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, cũng có những bước phát triển tích cực của ngành chăn nuôi, chẳng hạn như việc tạo ra các mô hình chăn nuôi hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất chăn nuôi. Nâng cao chất lượng của các dòng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Việc tăng cường đầu tư và chú trọng đến ngành học chăn nuôi sẽ giúp cho ngành này phát triển bền vững trong tương lai.

Triển vọng của ngành chăn nuôi trong tương lai?

Ngành học chăn nuôi có triển vọng lớn trong tương lai vì đây là một ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước nhà. Đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang chuyển dịch sang mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường.

Triển vọng của ngành chăn nuôi trong tương lai?
Triển vọng của ngành chăn nuôi trong tương lai?

Trong tương lai, triển vọng của ngành chăn nuôi sẽ tiếp tục phát triển với nhiều xu hướng sau:

  • Ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo trong sản xuất chăn nuôi, giúp tăng năng suất và giảm thiểu chi phí sản xuất.
  • Nghiên cứu và ứng dụng những phương pháp chăn nuôi bền vững, nhằm tăng cường sức khỏe cho vật nuôi. Góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường và tăng cường an toàn thực phẩm.
  • Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và thúc đẩy sự phát triển của ngành.
  • Nghiên cứu và phát triển những sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
  • Tăng cường hợp tác quốc tế trong ngành chăn nuôi, nhằm trao đổi kinh nghiệm, công nghệ và phát triển các sản phẩm chăn nuôi đa dạng và chất lượng.

Với những triển vọng được nêu trên, ngành đào tạo chăn nuôi có thể trở thành một ngành có đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Có thể nói đây là lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Chương trình đào tạo của ngành học chăn nuôi

Chương trình đào tạo của ngành học chăn nuôi
Chương trình đào tạo của ngành học chăn nuôi

Chương trình đào tạo của ngành chăn nuôi có thể khác nhau tùy theo trường đại học và cấp độ đào tạo. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của ngành này thường bao gồm các môn học sau:

  • Sinh học động vật: giúp sinh viên hiểu về cấu trúc và chức năng của các bộ phận của động vật, cơ thể động vật, quá trình sinh sản và phát triển của động vật.
  • Dinh dưỡng động vật: cung cấp đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng động vật, cách ăn uống và cách tổ chức chế độ ăn cho vật nuôi.
  • Công nghệ chăn nuôi: giới thiệu về những phương pháp nuôi và chăm sóc động vật, thiết kế chuồng trại và các hệ thống giám sát và điều khiển trong ngành chăn nuôi.
  • Bệnh học động vật: giúp sinh viên hiểu về một số bệnh thường gặp ở động vật, cách phòng và chữa bệnh cho động vật.
  • Công nghệ thực phẩm động vật: cung cấp kiến thức về quá trình sản xuất các sản phẩm từ động vật như thịt, sữa, trứng và lông. Đồng thời còn học về cách xử lý và bảo quản các sản phẩm này.
  • Quản lý chăn nuôi: giúp các bạn sinh viên hiểu về quản lý chăn nuôi, cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cho trang trại.

Ngoài ra, chương trình đào tạo của ngành chăn nuôi còn có thể bao gồm các môn học khác như: kinh tế chăn nuôi, tiếp thị và bán hàng, quản lý môi trường và đổi mới sáng tạo…

Các cấp độ đào tạo trong ngành học hiện nay gồm có cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Ngoài ra, các trung tâm đào tạo ngắn hạn cũng cung cấp những khóa học chuyên sâu trong lĩnh vực chăn nuôi để cập nhật kiến thức cho chuyên gia và nhân viên làm việc trong ngành.

Thông tin xét tuyển chuyên ngành chăn nuôi

Thông tin xét tuyển chuyên ngành học chăn nuôi
Thông tin xét tuyển chuyên ngành học chăn nuôi

Sau khi tìm hiểu những thông tin bên trên, chắc hẳn các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về ngành học chăn nuôi. Nếu với chương trình đào tạo cụ thể và triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai như trên, chắc hẳn không ít bạn muốn lựa chọn ngành này.

Tuy nhiên, trước khi đăng ký nguyện vọng, bạn cần tìm hiểu điểm thi, mã ngành và khối thi yêu cầu của ngành chăn nuôi để có tư liệu ôn thi. Cụ thể được cập nhật sau đây:

Mã ngành và điểm chuẩn

– Mã ngành học Chăn nuôi là: 7620105

– Mức điểm chuẩn tuyển sinh vào các trường đại học khác nhau sẽ khác nhau tùy theo tiêu chí tuyển sinh của từng trường. Những trường có chất lượng đào tạo tốt và uy tín cao thường có điểm chuẩn cao hơn so với các trường khác.

Trong năm 2022, điểm chuẩn tuyển sinh vào ngành chăn nuôi khá thấp, dao động từ 14 – 19 điểm và trường Đại học Nông Lâm TP.HCM có điểm chuẩn cao nhất là 19 điểm. Vì vậy, cơ hội để học tại những trường đại học không quá khó, ngay cả với những bạn năng lực thi dưới 20 điểm. 

Điểm chuẩn của ngành học chăn nuôi
Điểm chuẩn của ngành học chăn nuôi

Tuy nhiên, để đạt được thành công nhất định trong ngành học chăn nuôi, bạn nên lựa chọn trường học phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân mình nhé.

Khối thi của ngành

Nếu bạn yêu thích ngành chăn nuôi, bạn hãy lựa chọn cho mình khối thi phù hợp trong số các khối dưới đây để theo học. Bao gồm:

  • Khối A00: Toán học, Môn Vật Lý, Hóa học
  • Khối A01: Toán học, Môn Vật Lý, Tiếng Anh
  • Khối A02: Toán học, Môn Vật Lý, Sinh học
  • Khối A16: Toán học, Môn KHTN, Ngữ Văn
  • Khối A18: Toán học, Môn KHXH, Hóa học
  • Khối B00: Toán học, Môn Hóa học, Sinh học
  • Khối B02: Toán học, Môn Sinh học, Địa lý
  • Khối B03: Toán học, Môn Sinh học, Ngữ Văn
  • Khối B04: Toán học, Môn Sinh học, GDCD
  • Khối B08: Toán học, Môn Sinh học, Tiếng Anh
  • Khối C02: Ngữ Văn, Môn Toán học, Hóa học
  • Khối D07: Toán học, Môn Hóa học, Tiếng Anh

Ngành chăn nuôi học trường nào? TOP các trường đào tạo ngành

Lĩnh vực chăn nuôi học trường nào? TOP các trường đào tạo ngành 
Lĩnh vực chăn nuôi học trường nào? TOP các trường đào tạo ngành

Các trường đào tạo ngành chăn nuôi hiện nay trải dài từ miền Nam đến miền Bắc. Do đó, bạn có thể bỏ thời gian tìm hiểu chi tiết và lựa chọn cho mình một môi trường học phù hợp với năng lực. Cụ thể là:

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Tân Trào
  • Đại học Tây Bắc
  • Đại học Hải Dương
  • Đại học Hùng Vương
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Thái Nguyên phân hiệu Lào Cai
  • Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Vinh
  • Đại học Tây Nguyên
  • Đại học Nông lâm Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Nông lâm TPHCM
  • Đại học Tây Đô
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Lâm nghiệp Việt Nam phân hiệu Đồng Nai
  • Đại học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Bạc Liêu

Theo học ngành chăn nuôi ra trường làm gì – Cơ hội việc làm

Theo học ngành học chăn nuôi ra trường làm gì - Cơ hội việc làm
Theo học ngành học chăn nuôi ra trường làm gì – Cơ hội việc làm

Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành chăn nuôi có thể đảm nhận các công việc sau:

  • Tham gia giảng dạy tại khu vực của các trường đại học, cao đẳng.
  • Làm kỹ sư di truyền giống, vật nuôi tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi.
  • Nghiên cứu và sản xuất ra các con giống và vật nuôi chất lượng để tăng hiệu quả kinh tế.
  • Tham gia nghiên cứu về chăn nuôi và thú y tại các học viện và trường đại học.
  • Sản xuất, kinh doanh và quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.
  • Làm kỹ sư tại các trạm khuyến nông và phòng nông nghiệp của địa phương.
  • Tự quy mô và làm chủ trang trại chăn nuôi.
  • Tiếp thị thức ăn chăn nuôi.

Mức lương ngành chăn nuôi hiện nay bao nhiêu?

Mức lương ngành học chăn nuôi hiện nay bao nhiêu?
Mức lương ngành học chăn nuôi hiện nay bao nhiêu?

Trong các nhóm ngành thuộc nông nghiệp, ngành học chăn nuôi được đánh giá là ngành học có mức thu nhập hấp dẫn. 

  • Mức lương ngành chăn nuôi cơ bản dao động từ 5 đến 8 triệu đồng mỗi tháng cho sinh viên mới ra trường. 
  • Sau khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mức lương của các chuyên viên chăn nuôi có thể tăng lên đến 15 – 20 triệu đồng mỗi tháng. 

Nếu quyết định tự mở trang trại chăn nuôi và phát huy tối đa những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong chăn nuôi, sau một thời gian, mức thu nhập của bạn có thể tăng cao hơn nữa.

Tố chất cần có của ngành học chăn nuôi

Tố chất cần có của ngành học chăn nuôi
Tố chất cần có của ngành học chăn nuôi

Ngoài việc học tốt các môn trong tổ hợp khối thi của ngành chăn nuôi yêu cầu, để đạt được thành công trong công việc, các bạn cần sở hữu cho mình những tố chất sau:

  • Đam mê động vật, thích tiếp xúc và làm việc với chúng hàng ngày để tạo động lực cho bản thân.
  • Tích cực tìm hiểu và nắm vững thói quen sinh hoạt, lối sống của các loài động vật, gia súc, gia cầm khác nhau.
  • Có khả năng làm việc tốt và tư duy sáng tạo, làm việc nhóm hiệu quả.
  • Biết lập kế hoạch cụ thể trong quá trình chăn nuôi để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
  • Yêu thích các chương trình, thông tin truyền thông liên quan đến thế giới tự nhiên.
  • Có trách nhiệm và tinh thần tự giác cao trong khi thực hiện công việc.

Kết luận

Như vậy, trong nội dung bài viết trên Chọn Trường đã cung cấp thông tin chi tiết về ngành chăn nuôi, chương trình học của ngành cùng nhiều thông tin liên quan khác. Hy vọng sau khi tham khảo kỹ lưỡng, bạn đã có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp với chính mình. Chúc bạn may mắn!

Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học
Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học

Ngành Đào Tạo 13-06-2023

Khi nhu cầu tổng hợp và phân tích số liệu của doanh nghiệp ngày càng tăng thì kéo theo ngành Thống kê càng phát triển. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn khách quan về mọi vấn đề dưới dạng số liệu, có tính ứng dụng cao. Đây còn là một ngành học từ các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời kỳ kinh tế đổi mới. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về ngành học này!

Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?
Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?

Ngành Đào Tạo 11-04-2023

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ngành thiên văn học là ngành nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất. Với sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết về ngành. Mời bạn tham khảo!

Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?

Ngành Đào Tạo 15-06-2023

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là một trong những ngành học thiếu hụt nhân lực ở nước ta, vì số lượng trường đại học chuyên ngành này còn rất ít. Khi tốt nghiệp, tân cử nhân Kỹ thuật Vật liệu kim loại sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về vật liệu kim loại với mức thu nhập hấp dẫn. Xem chi tiết ngay!