logo
show menu icon cancel

Ngành công nghệ chế tạo máy – lựa chọn tốt nhất cho tương lai

Đăng ngày: 11-04-2023

Được coi là ngành chủ lực trong nhóm ngành Cơ khí, ngành Công nghệ chế tạo máy được đánh giá cao vì có sự đóng góp quan trọng vào trình độ kỹ thuật và công nghệ của một quốc gia. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học thú vị này, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin tổng quan về Công nghệ chế tạo máy.

icon mục lục Mục lục

hiển thị mục lục

Ngành công nghệ chế tạo máy là gì?

Công nghệ chế tạo máy là gì? Công nghệ chế tạo máy là một ngành học ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các máy móc, thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích khác. Ngành Công nghệ chế tạo máy đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, khi các kỹ sư công nghệ chế tạo máy tham gia vào việc vận hành quy trình sản xuất và tối ưu hóa quá trình này để đảm bảo tính hiệu quả và tính kinh tế nhất có thể. 

Công nghệ chế tạo máy đồng thời cũng phục vụ cho công tác thiết kế trong nhiều lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác. Ví dụ như hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí…

Ngành công nghệ chế tạo máy là gì?
Ngành công nghệ chế tạo máy là gì?

Những trường nào đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy?

Công nghệ chế tạo máy học trường nào tốt? Vì tính chất hữu dụng và được đánh giá cao, ở nước ta hiện nay có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy. Vì vậy, nếu bạn muốn theo học ngành này, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào một số trường bên dưới:

  • Trường đại học dân lập Cửu Long
  • Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long
  • Trường đại học Cần Thơ
  • Trường đại học công nghệ Đông Á
  • Trường đại học Bà rịa Vũng Tàu
  • Đại học bách khoa Hà Nội
  • Trường đại học công nghệ TP.HCM
  • Trường đại học thủy lợi
  • Trường đại học Công Nghiệp Thực Phẩm tp.hcm
  • Trường đại học Công Nghiệp TP.HCM
  • Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
  • Trường đại học công nghệ Đồng Nai
  • Trường đại học Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng)
  • Trường đại học kỹ thuật công nghiệp (ĐH Thái Nguyên) 
  • Trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên – 
  • Trường Đại học Hải Phòng 
  • Trường đại học sư phạm kỹ thuật Vinh
  • Trường đại học Nha Trang.
Những trường nào đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy?
Những trường nào đào tạo ngành Công nghệ chế tạo máy?

Thông tin xét tuyển ngành chế tạo máy

Sau khi tham khảo đến đây, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu rõ hơn về ngành Công nghệ chế tạo máy. Tiếp theo mời bạn cùng tìm hiểu về khối thi và điểm chuẩn của ngành đào tạo.

Mã ngành

Mã ngành học:  7510202

Khối thi

Ngành học Công nghệ chế tạo máy tại các trường hiện đang xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

Theo thay đổi phương án tuyển sinh từ phía Bộ Giáo dục, ngành Công nghệ chế tạo máy sẽ được tuyển sinh theo nhiều khối thi khác nhau. Để tìm hiểu cụ thể về khối thi, các bạn nên tham khảo tại thông tin tuyển sinh của trường bạn đăng ký.

Khối thi xét tuyển ngành chế tạo máy
Khối thi xét tuyển ngành chế tạo máy

Điểm chuẩn

Điểm chuẩn của ngành Công nghệ chế tạo máy theo thống kê năm 2022 như sau:

  • Theo hình thức xét học bạ THPT: điểm chuẩn dao động từ 18 – 21 điểm.
  • Theo hình  thức xét điểm thi THPT Quốc gia: điểm chuẩn từ 14 – 18 điểm.

Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ kỹ thuật chế tạo máy

Ở Việt Nam hiện nay, thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn đang tồn tại nhiều, tình trạng thiếu nguồn nhân lực kỹ sư công nghệ chế tạo máy và sinh viên mới ra trường lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành cơ khí vì đây là một ngành học xoay quanh kiến thức và thị trường công việc dành cho kỹ sư ngành Công nghệ chế tạo máy.

Các công việc phổ biến trong ngành công nghệ kỹ thuật chế tạo máy có thể kể đến như: thiết kế bản vẽ trên máy tính, đứng máy ở các khâu sản xuất tiện, phay, hàn, gia công vật liệu,… đang được các tập đoàn lớn tại Việt Nam như Canon, Honda, Yamaha, LG,… cần tuyển. 

Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ kỹ thuật chế tạo máy
Nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ kỹ thuật chế tạo máy

Đặc biệt, trong thời kỳ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhu cầu về máy móc và thiết bị ngày càng tăng. Từ đó làm cho cơ hội làm việc trong ngành công nghệ này trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.

Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên nhiều vị trí cao hơn hoặc trở thành chủ nhân của cơ sở, công ty cơ khí riêng. Vì vậy, nếu bạn đang học ngành Công nghệ chế tạo máy, hãy tận dụng mọi cơ hội để rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm thực tế để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường và phát triển sự nghiệp trong ngành.

Học ngành công nghệ chế tạo máy làm gì sau khi ra trường?

Vậy theo học ngành công nghệ chế tạo máy ra trường làm gì? Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành học Công nghệ chế tạo máy, sinh viên có thể đáp ứng các vị trí công việc sau đây:

Học ngành công nghệ chế tạo máy làm gì sau khi ra trường?
Học ngành công nghệ chế tạo máy làm gì sau khi ra trường?
  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại nhiều đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy.
  • Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy. Tiến hành kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
  • Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật trong ngành Công nghệ chế tạo máy và lập trình gia công máy CNC.
  • Làm việc ở những cơ quan quản lý liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
  • Thiết kế, thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất.
  • Lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình, cụ thể như nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu,…
  • Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp, bao gồm vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp.
  • Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy ở các trường Đại học, Cao đẳng.
  • Thiết kế sản phẩm cơ khí và giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó.
  • Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo máy ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành. Thêm vào đó là các trường Đại học và Cao đẳng.

Mức lương hấp dẫn ngành công nghệ chế tạo máy

Theo thông tin từ các nguồn tuyển dụng và thống kê của các doanh nghiệp, mức lương trong ngành công nghệ chế tạo máy khá hấp dẫn. Đối với những kỹ sư mới ra trường, mức thu nhập trung bình thường dao động từ 8 đến 12 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu có kinh nghiệm và năng lực làm việc tốt, có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng hoặc hơn. 

Mức lương hấp dẫn ngành công nghệ chế tạo máy
Mức lương hấp dẫn ngành công nghệ chế tạo máy

Ngoài ra, các chế độ đãi ngộ và phúc lợi cũng rất tốt, bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ phép và các khoản thưởng khác. Bạn cần lưu ý rằng mức lương ngành công nghệ chế tạo máy cụ thể còn phụ thuộc vào từng vị trí công việc, doanh nghiệp và vùng địa lý.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan về ngành Công nghệ chế tạo máy. Hy vọng rằng Chọn Trường đã cung cấp tin tức hữu ích giúp các bạn đã và đang tìm hiểu ngành học này có kiến thức phù hợp. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học
Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học

Ngành Đào Tạo 13-06-2023

Khi nhu cầu tổng hợp và phân tích số liệu của doanh nghiệp ngày càng tăng thì kéo theo ngành Thống kê càng phát triển. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn khách quan về mọi vấn đề dưới dạng số liệu, có tính ứng dụng cao. Đây còn là một ngành học từ các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời kỳ kinh tế đổi mới. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về ngành học này!

Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?
Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?

Ngành Đào Tạo 11-04-2023

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ngành thiên văn học là ngành nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất. Với sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết về ngành. Mời bạn tham khảo!

Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?

Ngành Đào Tạo 15-06-2023

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là một trong những ngành học thiếu hụt nhân lực ở nước ta, vì số lượng trường đại học chuyên ngành này còn rất ít. Khi tốt nghiệp, tân cử nhân Kỹ thuật Vật liệu kim loại sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về vật liệu kim loại với mức thu nhập hấp dẫn. Xem chi tiết ngay!