logo
show menu icon cancel

Ngành công nghệ vật liệu là gì, học gì và cơ hội việc làm ra sao?

Đăng ngày: 14-06-2023

Ngành Công nghệ vật liệu không phải là một ngành học mới, nhưng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều bạn học sinh khi lựa chọn trường đại học. Lý do là bởi vì nhu cầu về nhân lực trong ngành học này tại các công ty và doanh nghiệp rất lớn. Dưới đây là thông tin chi tiết về khối thi, trường đào tạo, điểm chuẩn và cơ hội việc làm trong ngành học Công nghệ vật liệu.

icon mục lục Mục lục

hiển thị mục lục

Hiểu rõ hơn ngành Công nghệ vật liệu là gì?    

Ngành Công nghệ vật liệu (Materials Technology) là một ngành học đại học chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ, nghiên cứu về sản xuất, tính chất, tính năng và cách sử dụng của các vật liệu.

Ngành học này bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như vật liệu kim loại, vật liệu gốm, vật liệu composite, vật liệu polymer và vật liệu mới. Sinh viên sẽ được học về các kỹ thuật sản xuất, phân loại vật liệu và cách sử dụng chúng trong các ứng dụng công nghệ.

ngành công nghệ vật liệu
Hiểu rõ hơn ngành Công nghệ vật liệu là gì?

Chương trình đào tạo của ngành học Công nghệ vật liệu

Chương trình học ngành Công nghệ vật liệu trang bị cho các bạn sinh viên các kiến thức quan trọng về Công nghệ vật liệu nano, phương pháp phân tích, cơ sở khoa học vật liệu và đánh giá vật liệu. Ngoài ra còn có các nguyên lý hấp phụ và đặc tính vật liệu xốp, ăn mòn và bảo vệ vật liệu, hóa học và hóa lý polymer, cách công nghệ gia công các sản phẩm nhựa, công nghệ gia công cao su, mức độ an toàn trong sản xuất vật liệu, thiết kế khuôn mẫu và sản phẩm nhựa…

Cụ thể những môn học các bạn sẽ được đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức cơ bản: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật đại cương, Anh văn 1, 2, 3, 4, Toán cao cấp A1, Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin,...

  • Kiến thức chuyên nghiệp: Hóa hữu cơ B, Hóa lý 1, Vẽ kỹ thuật, Hóa phân tích, Hóa vô cơ B, Thí nghiệm hóa vô cơ, Thí nghiệm hóa hữu cơ, Thí nghiệm hóa phân tích, Hóa lý 2, Thí nghiệm hóa lý,...

  • Kiến thức chung của ngành: Truyền nhiệt, Truyền khối, Các quá trình thiết bị cơ học và thủy lực, Thực hành kỹ thuật quá trình và thiết bị, Công nghệ vật liệu nano, Cơ sở khoa học vật liệu, Đồ án quá trình và thiết bị trong ngành Công nghệ vật liệu, Phương pháp phân tích và đánh giá vật liệu,...

  • Kiến thức chuyên ngành: Hóa học và hóa lý polymer, Vật liệu polymer và composite, Thực hành tổng hợp polymer và composite, Công nghệ gia công các sản phẩm nhựa, Thực hành máy và thiết bị nhựa, Công nghệ gia công cao su, Phương pháp phân tích và đánh giá polymer,...

Cập nhật thông tin xét tuyển của ngành Công nghệ vật liệu

ngành công nghệ vật liệu ra trường làm gì
Cập nhật thông tin xét tuyển của ngành học Công nghệ vật liệu

Trong quá trình tìm hiểu về ngành học, việc tham khảo thông tin xét tuyển của ngành đào tạo là điều vô cùng cần thiết. Vì vậy, ngay sau đây chúng tôi đã cập nhật chi tiết mã ngành, điểm thi và tổ hợp môn thi của ngành học Công nghệ vật liệu cho các bạn tham khảo.

Khối thi và mã ngành Công nghệ vật liệu

- Mã ngành học Công nghệ vật liệu: 7520309  tại một số trường đại học mã ngành là 7510402).

- Ngành học Công nghệ vật liệu hiện nay xét tuyển dựa trên các khối sau:

  • Khối A00: có môn học Toán, Vật lý, Hóa học.

  • Khối A01: có môn học Toán, Vật lý, Tiếng Anh.

  • Khối B00: có môn học Toán, Hóa học, Sinh học.

  • Khối D07: có môn học Toán, Hóa học, Tiếng Anh.

  • Khối D09: có môn học Toán, Lịch sử, Tiếng Anh.

  • Khối D90: có môn học Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.

Ngành này lấy điểm chuẩn bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành Công nghệ vật liệu dao động từ 14.00 đến 20.00 điểm, tùy thuộc vào phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét học bạ THPT.

Review các trường đào tạo ngành học Công nghệ vật liệu uy tín    

tương lai ngành công nghệ vật liệu
Review các trường đào tạo ngành học Công nghệ vật liệu uy tín

Vậy nếu muốn đăng ký nguyện vọng học Công nghệ vật liệu thì học trường nào? Ở nước ta hiện có một số trường đại học đào tạo ngành này, chúng tôi đã tổng hợp cụ thể theo từng vùng miền như sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Lâm nghiệp

  • Đại học Bách khoa Hà Nội

Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

  • Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM

  • Đại học Cần Thơ

Học Công nghệ vật liệu ra làm gì? Có dễ xin việc hay không?    

công nghệ vật liệu ra làm gì
Học Công nghệ vật liệu ra làm gì? Có dễ xin việc hay không?

Theo học ngành Công nghệ vật liệu ra trường làm gì? Vấn đề việc làm sau tốt nghiệp cũng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm khi tìm hiểu về ngành học xét tuyển. Sau khi tốt nghiệp Công nghệ vật liệu, các tân cử nhân sẽ có đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc sau đây:

  • Kỹ sư thiết kế, nghiên cứu, cách vận hành trong các công ty, tập đoàn công nghiệp trong và ngoài nước thuộc những lĩnh vực khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, vật liệu điện - điện tử.

  • Giảng viên tại những khu vực trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và Viện nghiên cứu có liên quan đến thiết bị, vật liệu.

  • Quản lý giám sát, kiểm soát chất lượng vật liệu và tiến hành thi công dự án xây dựng trong những doanh nghiệp/ Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.

  • Cán bộ kỹ thuật tại khu vực các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, gốm xây dựng, thủy tinh xây dựng.

  • Cán bộ công tác tại những cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng.

  • Kỹ sư vận hành tại những công ty luyện kim, đúc, cán-kéo, nhiệt luyện kim loại, những công ty sản xuất xi măng, bê tông, gốm sứ.

  • Kỹ sư chế tạo thiết bị dân dụng, chế tạo thiết bị công nghiệp tại các công ty sản xuất thiết bị sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió, những công ty sản xuất pin, ắc quy.

  • Làm việc liên quan đến ngành Công nghệ vật liệu trong các cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, thực hiện cải tiến công nghệ và cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu. Cụ thể như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

  • Giám đốc doanh nghiệp/ công ty kinh doanh, tư vấn, cung cấp vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất máy móc cơ khí hoặc dân dụng.

Với đa dạng và phong phú các vị trí công việc bên trên, tương lai ngành Công nghệ vật liệu sẽ mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng trong việc phát triển sự nghiệp. Đóng góp vào lĩnh vực công nghiệp và khoa học công nghệ.

Tổng hợp mức thu nhập sau khi học Công nghệ vật liệu    

lương ngành công nghệ vật liệu
Tổng hợp mức thu nhập sau khi học Công nghệ vật liệu

Mức lương ngành Công nghệ vật liệu thường biến đổi dựa trên một số yếu tố như kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, công ty và vị trí công việc của từng cá nhân. Trung bình, mức thu nhập cho một chuyên gia Công nghệ vật liệu tại Việt Nam có thể dao động từ khoảng 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/ tháng.

Học ngành Công nghệ vật liệu cần có những tố chất nào?

Để học tập và làm việc trong ngành học Công nghệ vật liệu, các bạn thí sinh cần có những phẩm chất và kỹ năng nhất định. Tất cả những phẩm chất và kỹ năng dưới đây sẽ giúp bạn thành công trong việc học tập và phát triển sự nghiệp trong ngành Công nghệ vật liệu.

  • Kiến thức nền tảng vững chắc về toán, lý, hóa.

  • Kỹ năng làm việc nhóm để có thể cộng tác hiệu quả trong môi trường đa dạng và đa ngành.

  • Khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học để tham gia vào các dự án quốc tế và sử dụng công nghệ hiện đại trong quá trình làm việc.

  • Tính cởi mở và khả năng tự học để có thể thích nghi với sự phát triển liên tục của khoa học và công nghệ.

  • Kỹ năng sáng tạo và hình thành ý tưởng mới, từ đó đưa ra các giải pháp và ứng dụng trong lĩnh vực vật liệu.

  • Kỹ năng thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống trong doanh nghiệp và xã hội, đảm bảo hiệu suất và chất lượng.

Kết luận    

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên của Chọn Trường sẽ có thể giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Công nghệ vật liệu và có cơ sở lựa chọn ngành học phù hợp. Chúc bạn may mắn, đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thật nhiều thông tin ngành học khác nhé.

Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học
Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học

Ngành Đào Tạo 13-06-2023

Khi nhu cầu tổng hợp và phân tích số liệu của doanh nghiệp ngày càng tăng thì kéo theo ngành Thống kê càng phát triển. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn khách quan về mọi vấn đề dưới dạng số liệu, có tính ứng dụng cao. Đây còn là một ngành học từ các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời kỳ kinh tế đổi mới. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về ngành học này!

Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?
Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?

Ngành Đào Tạo 11-04-2023

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ngành thiên văn học là ngành nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất. Với sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết về ngành. Mời bạn tham khảo!

Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?

Ngành Đào Tạo 15-06-2023

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là một trong những ngành học thiếu hụt nhân lực ở nước ta, vì số lượng trường đại học chuyên ngành này còn rất ít. Khi tốt nghiệp, tân cử nhân Kỹ thuật Vật liệu kim loại sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về vật liệu kim loại với mức thu nhập hấp dẫn. Xem chi tiết ngay!