logo
show menu icon cancel

Ngành kế toán là gì, học ngành kế toán có dễ xin việc không?

Đăng ngày: 12-05-2023

Ngành kế toán đóng một vai trò cơ bản và quan trọng trong việc quản lý tài chính của các tổ chức kinh doanh. Nó cung cấp thông tin tài chính và phân tích dữ liệu, giúp đảm bảo tính minh bạch và xác thực trong tất cả hoạt động tài chính. Trong thị trường lao động ngày càng phát triển, ngành học kế toán đang trở thành một trong những ngành có nhu cầu lớn nhất.

icon mục lục Mục lục

hiển thị mục lục

Tìm hiểu về ngành học kế toán    

Kế toán là ngành học như thế nào, sinh viên có nên theo học ngành này hay không? Chắc hẳn có không ít bạn trẻ đặt ra những thắc mắc này trong quá trình tìm hiểu ngành, trường học cho bản thân. Hiểu được tâm lý đó, chúng tôi đã cung cấp thông tin chi tiết về ngành kế toán trong nội dung bên dưới.

Ngành kế toán là gì?

Để giới thiệu về ngành kế toán thì đây là ngành cung cấp kiến thức về kế toán, tài chính, thuế và quản lý tài chính cho sinh viên trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh. Họ sẽ được học các kỹ năng phân tích tài chính, lập báo cáo tài chính, quản lý chi phí và quản lý tài sản. Kế toán viên là một nghề quan trọng trong doanh nghiệp và có khá nhiều cơ hội việc làm tại những công ty, tổ chức kinh tế và tổ chức tài chính.

 

Kế toán được biết đến là ngành học như thế nào?
Kế toán được biết đến là ngành học như thế nào?

Tiền là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh và các tổ chức cần tiền để duy trì hoạt động. Vì vậy, các kế toán viên tốt nghiệp ngành Kế toán là người chịu trách nhiệm và thực hiện các công việc liên quan tới tính toán thu, chi trong tổ chức. Bất kể tổ chức kinh doanh là hộ kinh doanh gia đình, công ty hay doanh nghiệp, đều cần kế toán viên để duy trì hoạt động của mình.

Học ngành kế toán có khó không, có nên học không?

Học ngành kế toán không phải là một việc dễ dàng, nó đòi hỏi sự tập trung và cần cù để tiếp thu kiến thức về các quy định pháp luật, thuế và các kỹ năng phân tích, quản lý tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn thích và có đam mê về lĩnh vực kế toán, đây là một ngành học hấp dẫn và có nhiều cơ hội việc làm.

Các công việc kế toán đòi hỏi sự chính xác và trách nhiệm cao và người làm việc trong lĩnh vực này phải có khả năng làm việc độc lập và trong nhóm. Cũng như sử dụng các công cụ và phần mềm kế toán hiệu quả. Vì vậy, nếu như bạn có những tố chất này và muốn trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, học ngành kế toán là một lựa chọn tốt.

 

Học ngành kế toán có khó không, có nên học không?
Học ngành kế toán có khó không, có nên học không?

Tuy nhiên, nếu bạn không có hứng thú với việc phân tích số liệu, các quy định pháp luật và công việc kiểm toán, thì học ngành đào tạo này có thể không phải là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn nên xem xét và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định theo học.

Các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kế toán    

Kế toán là một lĩnh vực khá rộng, nó bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau, trong đó có thể kể tới những chuyên ngành chính như:

  • Kế toán tài chính: Thực hiện những công việc liên quan đến việc thu thập, phân tích và báo cáo thông tin tài chính của tổ chức/ doanh nghiệp cho các bên liên quan. Cụ thể bao gồm cổ đông, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước.

  • Kế toán quản trị: Chuyên ngành kế toán này tập trung vào việc cung cấp thông tin tài chính nội bộ cho các nhà quản lý. Đồng thời giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược và quản lý hiệu quả doanh nghiệp. 

  • Kế toán chi phí: Tiến hành quản lý và kiểm soát các khoản chi phí của doanh nghiệp/ tổ chức để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận.

  • Kế toán thuế: Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định về thuế và nộp đầy đủ các khoản thuế đến cơ quan thuế.

  • Kế toán kiểm toán: đánh giá và thực hiện xác nhận tính chính xác của thông tin tài chính của doanh nghiệp.

  • Kế toán ngân hàng: Trong chuyên ngành kế toán này sẽ thực hiện quản lý tài chính và kiểm soát rủi ro của các hoạt động ngân hàng.

  • Kế toán quốc tế: đáp ứng những yêu cầu kế toán và báo cáo tài chính đa quốc gia của tổ chức hoặc doanh nghiệp đa quốc gia.

 

Các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kế toán
Các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kế toán    

Ngoài ra, lĩnh vực kế toán còn có thể phân thành nhiều chuyên ngành khác tùy thuộc vào một số yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng phía công ty/ tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo của ngành kế toán hiện nay    

Hiện nay tại các trường có ngành học kế toán, chương trình đào tạo có thể khác nhau về mặt thời gian. Tuy nhiên, các môn học và phần kiến thức đều sẽ như nhau. Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết chương trình đào tạo ngành kế toán.

  • Kiến thức cơ bản gồm có: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Pháp luật đại cương, Giao tiếp trong kinh doanh, PRE-IELTS 1, 2, Tin học văn phòng, Toán ứng dụng trong kinh tế, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học,...

  • Học phần chung khối ngành kế toán gồm các môn: Nguyên lý kế toán, Marketing căn bản, Hệ thống thông tin quản lý, Hành vi tổ chức, Thống kê kinh doanh và kinh tế, Thị trường và các định chế tài chính, Nhập môn kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Luật kinh doanh và Tiếng Anh kinh doanh.

  • Học phần chung của ngành gồm có: Kế toán tài chính 1, Kế toán quản trị, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán tài chính 2, Hệ thống thông tin kế toán, Quản trị chiến lược, Tài chính quốc tế, Đầu tư tài chính,...

  • Học phần chuyên ngành kế toán gồm: Phân tích tài chính doanh nghiệp, Kế toán công ty, Kế toán thuế, Kiểm toán, Thực hành kế toán, Tài chính công ty, Kế toán quản trị nâng cao, Kiểm soát nội bộ, Đề án môn học, Kế toán ngân hàng, Phương pháp nghiên cứu khoa học,...

  • Thực tập cuối khóa học.

 

Chương trình đào tạo của ngành học kế toán hiện nay
Chương trình đào tạo của ngành học kế toán hiện nay

Thông tin xét tuyển của ngành học kế toán    

Nếu như bạn yêu thích ngành kế toán và muốn đăng ký theo học thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là xác định đúng được mã ngành, khối thi và mức điểm chuẩn. Đây là các thông tin cơ bản và quan trọng nhất giúp bạn điều chỉnh ôn tập trước khi kỳ thi diễn ra.

Ngành kế toán thi khối nào, mã ngành bao nhiêu?

- ngành Kế toán: 7340301

- Các tổ hợp môn xét tuyển ngành học Kế toán tại các trường hiện nay gồm có:

  • A00 - Toán, Lý, Hóa

  • A01 - Toán, Lý, Anh

  • A04 - Toán, Lý, Địa

  • A07 - Toán, Sử, Địa

  • A16 - Toán, Văn, KHTN

  • B00 - Toán, Hóa Sinh

  • C01 - Toán, Văn, Lý

  • D01 - Toán, Văn, Anh

  • D07 - Toán, Hóa, Anh

  • D09 - Toán, Sử, Anh

  • D10 - Toán, Địa, Anh

  • D90 - Toán, KHTN, Anh

  • D96 - Toán, Anh, KHXH

 

Ngành học kế toán thi khối nào, mã ngành bao nhiêu?
Ngành học kế toán thi khối nào, mã ngành bao nhiêu?

Hiện nay, ngành học kế toán lấy bao nhiêu điểm?

Điểm chuẩn ngành Kế toán của các trường đào tạo theo thống kê của chúng tôi trong những năm gần đây dao động trung bình từ 16 - 23 điểm. Bạn cần lưu ý mức điểm chuẩn này không cố định, nó còn tùy thuộc vào từng khối thi và phương thức xét tuyển THPT Quốc gia mỗi năm của mỗi trường.

Danh sách các trường đào tạo ngành kế toán tại nước ta

Ở nước ta hiện nay tại cả 3 khu vực có rất nhiều trường có đào tạo ngành học Kế toán. Vì vậy, để tìm ra một ngôi trường tốt và phù hợp không khó. Dưới đây là danh sách các trường có ngành Kế toán phân chia theo từng khu vực, mời bạn tham khảo và lựa chọn.

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội

  • Đại học Hà Nội

  • Đại học Ngoại Thương (Cơ Sở Quảng Ninh)

  • Đại học Ngoại Thương Hà Nội

  • Đại học Kinh Tế Quốc Dân

  • Học viện Tài Chính

  • Đại học Thương Mại

  • Đại học Bách Khoa Hà Nội

  • Học Viện Ngân Hàng

  • Học viện ngân hàng (Phân viện Bắc Ninh)

  • Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông

  • Viện Đại học Mở Hà Nội

  • Đại học Giao Thông Vận Tải

  • Đại học Công Đoàn

  • Đại học Công Nghiệp Hà Nội

  • Đại học Thủy Lợi

  • Đại học Thăng Long

  • Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Hà Nội)

  • Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Thái Nguyên)

  • Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Vĩnh Phúc)

  • Đại học Điện Lực

  • Đại học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội

  • Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)

  • Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)

  • Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

  • Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

  • Đại học Đại Nam

  • Đại học Thành Đô

  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)

  • Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (Cơ sở Nam Định)

  • Đại học Mỏ Địa Chất

  • Đại học Đông Đô

 

Danh sách các trường đào tạo ngành kế toán tại nước ta
Danh sách các trường đào tạo ngành kế toán tại nước ta

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng

  • Đại học Kinh Tế - Đại học Huế

  • Đại học Nha Trang

  • Đại học Kinh Tế Nghệ An

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh Tế TP.HCM

  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)

  • Đại học Tôn Đức Thắng

  • Đại học Ngân Hàng TP.HCM

  • Đại học Tài Chính Marketing

  • Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

  • Đại học Sài Gòn

  • Đại học Mở TP.HCM

  • Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

  • Đại học Công Nghiệp TP.HCM

  • Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM

  • Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học TP.HCM

  • Đại học Công Nghệ TP.HCM

  • Đại học Kinh Tế - Tài Chính TP.HCM

  • Đại học Hoa Sen

  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Theo học ngành kế toán có dễ xin việc không?    

Ngành kế toán là một lĩnh vực có nhu cầu cao về chuyên môn trong các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan nhà nước. Sau khi tốt nghiệp, người theo học ngành này sẽ có nhiều cơ hội và lựa chọn công việc khác nhau.

 

Theo học kế toán có dễ xin việc không?
Theo học kế toán có dễ xin việc không?

Các công việc trong ngành học kế toán mà bạn có thể quan tâm bao gồm:

  • Kế toán viên: Quản lý hồ sơ tài chính, báo cáo thuế, đối chiếu số liệu và xử lý thông tin tài chính cho các công ty, tổ chức, doanh nghiệp.

  • Kiểm toán viên: Người sẽ thực hiện công việc kiểm toán, đánh giá và xác nhận chất lượng thông tin tài chính để đảm bảo được tính trung thực và đáng tin cậy của thông tin tài chính doanh nghiệp.

  • Tư vấn thuế: Cung cấp dịch vụ tư vấn về thuế và hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ tất cả quy định về thuế.

  • Chuyên viên phân tích tài chính: Phân tích và đưa ra những dự báo, đánh giá về tình hình tài chính của tổ chức/ doanh nghiệp.

  • Giảng viên, nghiên cứu viên: Làm việc trong khu vực các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo về ngành Kế toán để truyền đạt kiến thức và tham gia vào hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực này.

  • Kế toán trưởng: Quản lý những hoạt động kế toán của doanh nghiệp và đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định và pháp luật liên quan đến kế toán.

Ngành kế toán lương bao nhiêu, chế độ đãi ngộ ra sao?

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của ngành học Kế toán tại Việt Nam bao gồm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, vị trí công việc, quy mô và ngành nghề của doanh nghiệp. Dưới đây là một số thông tin tham khảo về mức lương ngành kế toán tại nước ta.

 

Ngành học kế toán lương bao nhiêu, chế độ đãi ngộ ra sao?
Ngành học kế toán lương bao nhiêu, chế độ đãi ngộ ra sao?
  • Với kế toán viên mới tốt nghiệp, mức lương cơ bản dao động từ khoảng 6-8 triệu đồng/tháng.

  • Kế toán viên có kinh nghiệm làm việc từ 2-3 năm đến 5 năm có mức lương cơ bản dao động từ khoảng 10-15 triệu đồng/tháng.

  • Kế toán trưởng, chuyên viên phân tích tài chính và kiểm toán viên có mức lương cơ bản từ 20-40 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.

Bạn nên lưu ý rằng, các con số trên chỉ mang tính chất tham khảo và không phải là mức thu nhập cố định. Mức lương của ngành kế toán đang được cải thiện và thay đổi theo thời gian, đặc biệt là khi nhu cầu tuyển dụng ngành học này đang tăng cao và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Phẩm chất cần có để theo học kế toán là gì?    

 

Phẩm chất cần có để theo học kế toán là gì?
Phẩm chất cần có để theo học kế toán là gì?

Ngoài việc đam mê và yêu thích, để học tốt chuyên ngành kế toán, bạn cần phải có những phẩm chất cụ thể được chúng tôi tổng hợp sau đây:

  • Kiên trì: Sự kiên trì, chính xác và tỉ mỉ trong công việc là yêu cầu cần thiết trong lĩnh vực kế toán.

  • Tinh thần trách nhiệm: Ngành học kế toán đòi hỏi sự chính xác và trách nhiệm cao trong việc xử lý số liệu và báo cáo tài chính.

  • Kỹ năng phân tích: Kế toán viên cần có khả năng phân tích và đưa ra quyết định đúng đắn về tài chính của công ty.

  • Kỹ năng quản lý thời gian: Quản lý thời gian là kỹ năng quan trọng giúp người làm trong ngành Kế toán xử lý nhiều số liệu và báo cáo trong thời gian ngắn.

  • Tư duy logic: Sự tư duy logic chính là yếu tố quan trọng để giải quyết các vấn đề phức tạp trong quá trình làm việc.

  • Kỹ năng giao tiếp: Kế toán viên phải có khả năng giao tiếp tốt với những bộ phận khác trong công ty để trao đổi thông tin và liên lạc.

  • Kiến thức chuyên môn: Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn cần có kiến thức chuyên môn vững vàng về quy trình kế toán, kế toán tài chính và thuế.

Kết luận    

Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường kinh tế, ngành kế toán đang trở thành một lựa chọn ngành học hấp dẫn với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển lớn. Hy vọng bài viết trên đây của Chọn Trường đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng thể và đầy đủ nhất về ngành học này, hỗ trợ phần nào trong việc lựa chọn và định hướng tương lai  trong kỳ thi sắp tới. Chúc bạn thành công!

 

Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học
Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học

Ngành Đào Tạo 13-06-2023

Khi nhu cầu tổng hợp và phân tích số liệu của doanh nghiệp ngày càng tăng thì kéo theo ngành Thống kê càng phát triển. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn khách quan về mọi vấn đề dưới dạng số liệu, có tính ứng dụng cao. Đây còn là một ngành học từ các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời kỳ kinh tế đổi mới. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về ngành học này!

Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?
Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?

Ngành Đào Tạo 11-04-2023

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ngành thiên văn học là ngành nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất. Với sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết về ngành. Mời bạn tham khảo!

Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?

Ngành Đào Tạo 15-06-2023

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là một trong những ngành học thiếu hụt nhân lực ở nước ta, vì số lượng trường đại học chuyên ngành này còn rất ít. Khi tốt nghiệp, tân cử nhân Kỹ thuật Vật liệu kim loại sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về vật liệu kim loại với mức thu nhập hấp dẫn. Xem chi tiết ngay!