logo
show menu icon cancel

Ngành kinh tế học những môn gì, đào tạo chương trình ra sao?

Đăng ngày: 08-05-2023

Ngành Kinh tế là ngành học quan trọng, tập trung vào nghiên cứu các vấn đề kinh tế trong xã hội. Với vai trò đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước và thế giới, kinh tế học đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều sinh viên và phụ huynh. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu những thông tin về ngành học này cùng cơ hội việc làm hấp dẫn hiện nay. 

icon mục lục Mục lục

hiển thị mục lục

Tổng quan về ngành học kinh tế    

Ngành học Kinh tế là một lĩnh vực phát triển trong xã hội hiện đại. Dưới đây là những thông tin tổng quan về ngành Kinh tế là gì, các chuyên ngành học kinh tế bạn cần nắm rõ trước khi theo học. 

Ngành học kinh tế là gì?

Ngành học Kinh tế là một lĩnh vực thuộc khoa học xã hội, chuyên tập trung vào nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, ngành này cũng nghiên cứu về cách xã hội quản lý và sử dụng tài nguyên nhân lực. 

Mục đích chính của việc nghiên cứu trong ngành Kinh tế là giải thích cách thức hoạt động của nền kinh tế và tương tác giữa các yếu tố kinh tế với nhau. Các nguyên tắc và kiến thức Kinh tế được áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Chẳng hạn như thương mại, tài chính, hành chính công và cả trong các lĩnh vực giáo dục, xã hội học, luật học,...

Ngành học kinh tế là gì?
Ngành học kinh tế là gì?

Kinh tế có mấy chuyên ngành?

Kinh tế là một ngành học đa dạng, bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Các chuyên ngành này sẽ giúp bạn có được kiến thức và kỹ năng để trở thành nhà quản trị trong lĩnh vực mình lựa chọn. Các nhóm chuyên ngành kinh tế bao gồm:

  • Quản trị kinh doanh.

  • Quản trị lữ hành.

  • Quản trị nguồn nhân lực.

  • Quản trị kinh doanh quốc tế.

  • Thương mại.

  • Ngoại thương.

  • Marketing… 

Kinh tế học gì, đào tạo chương trình ra sao?    

Ngành kinh tế học gì là thông tin được nhiều người quan tâm. Chương trình đào tạo của từng trường sẽ khác nhau tùy theo mục đích của trường. Ngoài kiến thức tổng quan về Kinh tế học, các trường còn giảng dạy các kiến thức chuyên sâu như Kinh tế quốc tế, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Thương mại quốc tế,...

Chương trình đào tạo của ngành học Kinh tế sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành tốt. Đồng thời rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, khả năng làm việc độc lập và đủ năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Ngành kinh tế học những môn gì, đào tạo chương trình ra sao?
Ngành kinh tế học những môn gì, đào tạo chương trình ra sao?

Người học ngành Kinh tế sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng và hiện đại về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và kinh tế học ứng dụng. Bạn sẽ có khả năng sử dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể xây dựng và triển khai các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội. 

Ngành học kinh tế thi khối nào, lấy điểm bao nhiêu?    

Ngành học kinh tế là một trong những ngành được nhiều thí sinh quan tâm và lựa chọn trong kỳ thi tuyển sinh Đại học. Để trở thành sinh viên của ngành này, thí sinh cần đáp ứng điều kiện về khối thi và điểm số. Cụ thể dưới đây là thông tin về mã ngành kinh tế, khối thi và điểm chuẩn:

Khối thi và mã ngành 

Kinh tế có mã ngành đào tạo là gì? Mã ngành Kinh tế là 7310101 và ngành này sẽ xét tuyển thí sinh theo các khối nhất định tùy từng trường đào tạo. Trả lời cho câu hỏi ngành kinh tế thi khối nào, dưới đây là danh sách các khối thi phổ biến:

  • Khối A00 bao gồm 3 môn tổ hợp Toán, Vật lý và Hóa học.

  • Khối A01 bao gồm  3 môn tổ hợp Toán, Vật lí và Tiếng Anh.

  • Khối B00 bao gồm 3 môn tổ hợp Toán, Hóa học và Sinh học.

  • Khối C01 bao gồm 3 môn tổ hợp Ngữ văn, Toán và Vật lí.

  • Khối C02 bao gồm 3 môn tổ hợp Ngữ văn, Toán và Hóa học.

  • Khối C04 bao gồm 3 môn tổ hợp Ngữ văn, Toán và Địa lí.

  • Khối C20 bao gồm 3 môn tổ hợp Ngữ văn, Địa lí và Giáo dục công dân.

  • Khối D01 bao gồm 3 môn tổ hợp Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh.

  • Khối D07 bao gồm 3 môn tổ hợp Toán, Hóa học và Tiếng Anh.

  • Khối D90 bao gồm 3 môn tổ hợp Toán, Khoa học tự nhiên và Tiếng Anh.

Khối thi và mã ngành học Kinh tế
Khối thi và mã ngành học Kinh tế

Điểm chuẩn ngành kinh tế

Điểm chuẩn để vào ngành học Kinh tế của các trường dao động từ 14 đến 25 điểm nếu thí sinh được xét dựa trên học bạ. Nếu xét dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia thì điểm chuẩn sẽ dao động từ 15 đến 29 điểm. 

Kinh tế học trường nào - TOP trường đào tạo

Dưới đây là danh sách các trường đại học nổi bật đào tạo ngành học Kinh tế ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam. Cụ thể bao gồm:

Khu vực miền Bắc

Ngành kinh tế học là một trong những ngành được ưa chuộng tại các trường đại học khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, để lựa chọn được trường phù hợp với mình bạn cần phải biết đến các trường có chương trình đào tạo kinh tế học chất lượng và uy tín gồm:

  • Nếu bạn băn khoăn ngành kinh tế học trường nào tại miền Bắc có thể tham khảo Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

  • Học viện Tài chính

  • Đại học Kinh tế Quốc dân

  • Đại học Lao động Xã hội

  • Đại học Ngoại thương

  • Đại học Thương mại

  • Đại học Lâm nghiệp

  • Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

  • Đại học Hải Dương

  • Đại học Hồng Đức

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

  • Học viện Chính sách và Phát triển

  • Đại học Nông lâm Bắc Giang

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

  • Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh

  • Đại học Thái Bình.

Trường đào tạo ngành học Kinh tế tại khu vực miền Bắc
Trường đào tạo ngành học Kinh tế tại khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Có rất nhiều trường đại học tại khu vực miền Trung Việt Nam đang cung cấp chương trình đào tạo ngành học kinh tế. Tuy nhiên, các trường sau đây được xem là TOP trường đào tạo ngành kinh tế chất lượng:

  • Đại học Vinh

  • Đại học Kinh tế Nghệ An

  • Đại học Kinh tế – Đại học Huế

  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng

  • Đại học Nha Trang

  • Đại học Tây Nguyên

  • Đại học Quang Trung

Khu vực miền Nam

Nếu bạn quan tâm đến ngành kinh tế học và muốn tìm hiểu về các trường đào tạo hàng đầu khu vực miền Nam, sau đây là TOP các trường đại học chất lượng cao. Danh sách bao gồm:

  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)

  • Đại học Mở TP.HCM

  • Đại học Ngoại thương – Cơ sở phía Nam

  • Đại học Nông Lâm TP.HCM

  • Đại học Cần Thơ

  • Đại học Tiền Giang

  • Đại học Kinh tế TP.HCM

  • Đại học Trà Vinh

  • Đại học Dân lập Lạc Hồng.

Trường đào tạo ngành học Kinh tế tại khu vực miền Nam
Trường đào tạo ngành học Kinh tế tại khu vực miền Nam

Theo học lĩnh vực kinh tế ra trường làm gì?    

Các chuyên ngành khác nhau trong kinh tế sẽ mở ra cơ hội làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp. Với sự đa dạng và rộng mở, ngành học kinh tế cung cấp nhiều cơ hội việc làm khác nhau cho sinh viên tốt nghiệp. Vậy học ngành kinh tế ra làm gì, sau khi tốt nghiệp bạn có thể theo đuổi nhiều ngành nghề như:

  • Trở thành nhân viên kinh doanh, chuyên viên phân tích tài chính.

  • Trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu, nhà hoạch định tài chính, kế toán.

  • Làm việc với vị trí nghiên cứu kinh tế, cố vấn tài chính, nhà đầu tư, nhân viên bảo hiểm.

  • Làm việc trong các cơ quan Nhà nước liên quan về kinh tế.

  • Nếu bạn băn khoăn ngành kinh tế làm nghề gì thì câu trả lời là giảng viên tại các trường Đại học hoặc Viện nghiên cứu về các vấn đề kinh tế vĩ mô, vi mô.

Ngành học kinh tế lương bao nhiêu, chế độ đãi ngộ ra sao?    

Ngành học Kinh tế hiện đang nằm trong top các ngành nghề trả lương cao nhất tại Việt Nam. Mức lương trung bình của ngành này sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và vị trí công việc của từng người. 

Mức lương ngành kinh tế đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm dao động từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 1-3 năm, mức lương trung bình trên 6 triệu đồng/tháng. 

Ngành học kinh tế lương bao nhiêu?
Ngành học kinh tế lương bao nhiêu?

Nếu bạn có kinh nghiệm từ 3-5 năm, mức lương trung bình sẽ trên 10 triệu đồng/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 5-10 năm, mức lương trung bình trên 20 triệu đồng/tháng. 

Với các vị trí cao hơn như Partner/trưởng phòng, mức lương trung bình dao động từ 30-40 triệu đồng/tháng cùng với một phần trăm doanh thu. Vị trí Managing Partner/Giám đốc sẽ có mức lương tùy thuộc vào doanh thu của công ty. 

Học kinh tế cần có những tố chất gì?    

Để theo đuổi thành công một ngành nghề, tố chất và kỹ năng đóng vai trò rất quan trọng. Với ngành Kinh tế, bạn sẽ cần phải có những tố chất sau đây:

  • Kỹ năng về nghiên cứu, tổng hợp cùng sự sáng tạo.

  • Khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề độc lập.

  • Kỹ năng tư duy phân tích và quan tâm tới các vấn đề kinh tế.

  • Người học cần có tố chất phân tích vấn đề và giao tiếp tốt.

  • Năng khiếu về toán học.

  • Suy nghĩ logic, có đầu óc phán đoán, tư duy tổng hợp và phân tích.

Học kinh tế cần có những tố chất gì?
Học kinh tế cần có những tố chất gì?

Kết luận    

Trên đây là những thông tin chia sẻ về ngành kinh tế được Chọn Trường tổng hợp và cung cấp chi tiết. Việc lựa chọn theo học ngành này sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức quan trọng và kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề kinh tế. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngành học có tính ứng dụng cao và cơ hội việc làm tốt thì đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời, vì vậy đừng bỏ lỡ nhé. 

 

Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học
Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học

Ngành Đào Tạo 13-06-2023

Khi nhu cầu tổng hợp và phân tích số liệu của doanh nghiệp ngày càng tăng thì kéo theo ngành Thống kê càng phát triển. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn khách quan về mọi vấn đề dưới dạng số liệu, có tính ứng dụng cao. Đây còn là một ngành học từ các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời kỳ kinh tế đổi mới. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về ngành học này!

Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?
Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?

Ngành Đào Tạo 11-04-2023

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ngành thiên văn học là ngành nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất. Với sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết về ngành. Mời bạn tham khảo!

Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?

Ngành Đào Tạo 15-06-2023

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là một trong những ngành học thiếu hụt nhân lực ở nước ta, vì số lượng trường đại học chuyên ngành này còn rất ít. Khi tốt nghiệp, tân cử nhân Kỹ thuật Vật liệu kim loại sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về vật liệu kim loại với mức thu nhập hấp dẫn. Xem chi tiết ngay!