logo
show menu icon cancel

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng – Nền móng của sự phát triển

Đăng ngày: 12-04-2023

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một trong những ngành nghề phát triển trong tương lai và được xem là ngành chủ lực để phát triển kinh tế. Nếu như bạn quan tâm đến ngành này thì chắc chắn bạn cần phải biết được vai trò và môn học chính cần tập trung để theo đuổi ngành học. Bài viết sau đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn về nhóm ngành này!

icon mục lục Mục lục

hiển thị mục lục

Tìm hiểu ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin sơ lược về ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Đối với những bạn đang theo đuổi ngành học này cần phải nắm rõ được tính chất của nhóm ngành. Khi bạn nắm rõ những thông tin dưới đây chắc chắn bạn sẽ có được cách nhìn tổng quan hơn về ngành này.

Tìm hiểu cơ bản về ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Tìm hiểu cơ bản về ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?

Rất nhiều bạn thắc mắc rằng “ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là gì?”. Ngành học này có tên tiếng anh là Infrastructure Engineering. Đây là ngành chuyên về việc quy hoạch, xây dựng và hiện đại hóa các công trình.

Hiểu một cách đơn giản thì ngành học này chính là việc xây dựng tất cả những cơ sở vật chất, thiết chế xã hội để phục vụ cho đời sống lao động và sản xuất của con người. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau như thiết kế, sửa chữa, vận hành, nghiên cứu.

Chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật học những gì?

Khi bạn bắt đầu học ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng, bạn cần học những môn cơ bản đầu tiên. Đây chính là nền tảng vững chắc để các bạn có thể học các môn nâng cao về sau. 

Một số môn học chuyên ngành 
Một số môn học chuyên ngành

Khi bạn đã bước vào chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, bạn sẽ được tiếp xúc với các môn nâng cao như:

  • Cấp nước đô thị 
  • Thiết kế đường xá đô thị
  • Kiểm tra các khu đất trước khi xây dựng
  • Tổ chức và thi công giao thông công cộng
  • Quy hoạch các khu đô thị
  • Xử lý vấn đề về nước sinh hoạt
  • Xây dựng hệ thống thoát nước trong đô thị
  • Xây dựng và thiết kế mạng điện của đô thị

Nhu cầu việc làm của ngành trong tương lai

Vì nước ta đang đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa nên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng đang cần một lượng lớn chuyên viên để đáp ứng nhu cầu thị trường. Chính phủ sẽ tập trung mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp hiện đại, đồng bộ kết cấu cơ sở hạ tầng để phát triển về kinh tế, xã hội.

Từ những nguyên nhân trên nên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng cực kỳ tiềm năng. Những kỹ sư có chuyên môn cao sẽ giúp xây dựng và tạo nên nhiều bộ mặt mỹ quan cho các khu đô thị, thành phố, hoàn thành tuyến đường giao thông cho thời gian sắp tới.

Ngành cần lượng nhân sự lớn trong tương lai
Ngành cần lượng nhân sự lớn trong tương lai

Bên cạnh đó, quy mô đào tạo của những trường hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu lao động đối với thị trường. Nhà nước đang cần nguồn lực lớn để vận hành và quản lý hạ tầng kỹ thuật cho trên 1400 khu công nghiệp và khu đô thị cả nước.

Dựa theo một khảo sát gần đây thì 100% sinh viên tốt nghiệp ngành cơ sở kỹ thuật hạ tầng ra trường đều có việc làm. Trong số đó thì có 90% sinh viên có thể theo đuổi đúng ước mơ của mình. 

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Thông thường các ngành đào tạo sẽ gồm có 2 chương trình chính là đại cương và chuyên ngành. Khi bạn bắt đầu học các môn chuyên ngành, bạn sẽ được học các môn như: Những lý thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Ngoại ngữ cơ bản, Hóa học đại cương, Giải tích đại cương, Giáo dục thể chất,…

Bạn cần học những môn đại cương trước khi vào chuyên ngành
Bạn cần học những môn đại cương trước khi vào chuyên ngành

Khi bạn đã kết thúc học các môn đại cương thì bạn sẽ tiến hành học đến những môn chuyên ngành trong ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Sau đây là một vài môn tiêu biểu như:

  • Hình học: Biểu diễn các hình ở nhiều góc độ khác nhau 
  • Vẽ kỹ thuật: Dùng để phác thảo những mặt cắt, hình chiếu, dùng auto card vẽ 2D và 3D
  • Cơ học cơ sở: Học các lý thuyết về cân bằng lực, chuyển động tương đối, động lực học,…
  • Kỹ thuật điện: Các khái niệm về mạch điện và hình điện, phương pháp xử lý mạch điện ba pha, máy biến áp, động cơ không đồng bộ,…
  • Vật liệu xây dựng: Hiểu các tính năng và phương pháp sử dụng các vật liệu xây dựng phổ biến nhưng bê tông, đá thiên nhiên,… kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu cơ bản khi xây dựng.

Khối thi và điểm chuẩn chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật

Để có thể theo đuổi được ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng thì bạn cần phải biết được khối thi và điểm chuẩn của ngành. Khi xác định được khối thi rồi bạn sẽ chủ động hơn trong việc xây dựng lộ trình học tập của mình.

Mã ngành

Hiện nay mã ngành của nghề này là 7580210. Tuy nhiên tùy theo cơ sở đào tạo mà mã ngành có thể khác nhau. Do đó để có thể nắm chắc chắn thông tin về mã ngành của trường học mà bạn muốn ứng tuyển thì bạn cần phải lên website của trường để xác nhận thông tin.

Chủ động nắm bắt thông tin mã ngành học
Chủ động nắm bắt thông tin mã ngành học

Khối thi và điểm chuẩn ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng sẽ xét tuyển dựa trên nhiều môn tổ hợp. Nếu như bạn yêu thích ngành này thì bạn cần phải chọn một trong các tổ hợp dưới đây để thi đại học.

  • Khối A00: : Toán – Hóa học – Vật lý
  • Khối A01: Toán – Tiếng Anh – Vật lý
  • Khối A16: Toán – Khoa học tự nhiên – Ngữ Văn
  • Khối D01: Ngữ văn – Tiếng Anh – Toán
  • Khối D07: Hóa học – Tiếng Anh – Toán
  • Khối D90: Tiếng Anh – Toán -Khoa học tự nhiên

Mức điểm chuẩn của ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng dao động từ 15 đến 24 điểm tùy chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó số điểm đầu vào còn phụ thuộc nhiều vào phương thức xét điểm của trường.

Các trường đào tạo ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng ở 3 miền

Nếu như bạn yêu thích ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng thì việc lựa chọn một môi trường phù hợp để học tập cực kỳ quan trọng. Tùy theo khu vực bạn sinh sống mà bạn có thể chọn một trong những trường dưới đây.

Một số trường chuyên đào tạo ngành kỹ thuật hạ tầng
Một số trường chuyên đào tạo ngành kỹ thuật hạ tầng

Tại khu vực miền Bắc:

  • Đại học Thủy lợi
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tại khu vực miền Trung:

  • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng

Tại khu vực miền Nam:

  • Đại học Kiến trúc TP.HCM
  • Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM

Vậy chuyên ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng ra làm gì?

Mặc dù một số bạn đã hiểu được khái niệm ngành kỹ thuật hạ tầng nhưng vẫn chưa biết được ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng ra làm gì. Nếu như bạn vẫn còn đang phân vân về công việc của ngành thì bạn có thể tham khảo một số chức vụ phổ biến dưới đây:

  • Làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài nước về các lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng, giao thông, quản lý chất thải, hệ thống điện dân dụng,…
  • Làm công chức, cán bộ trong các cơ quan quản lý của nhà nước đối với các công trình hạ tầng đô thị.
  • Làm giảng viên tại các cơ sở đào tạo dạy nghề, cao đẳng, đại học, cơ sở nghiên cứu, sử dụng công nghệ,…
  • Làm chủ các doanh nghiệp chuyên cố vấn, giám sát, thi công, thiết kế, sản xuất các sản phẩm về công trình đầu tư.
  • Làm kỹ sư định giá, lập dự toán, hồ sơ thầu, hồ sơ mời thầu các công trình,…

Tố chất cần thiết để theo đuổi ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Để có thể theo đuổi ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng bạn cần phải có một vài tố chất nhất định. 

Tố chất cần có để theo đuổi ngành
Tố chất cần có để theo đuổi ngành

Nếu như bạn yêu thích ngành này thì bạn có thể xem xét các tố chất sau:

  • Các phương pháp làm việc chuyên nghiệp và khoa học, tư duy phân tích, trình bày, giao tiếp hiệu quả.
  • Chủ động trong việc tìm tòi và tiếp cận các kiến thức mới, ứng dụng nhanh vào công việc để giải quyết các vấn đề của cơ sở hạ tầng.
  • Hiểu rõ về các giá trị của ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng, nắm rõ vai trò của công việc trong bối cảnh kinh tế của toàn cầu và mối trả kinh tế của cả nước.
  • Có khả năng thích nghi cao để hòa nhập được với môi trường quốc tế
  • Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học và nâng cao trình độ của bản thân, có năng lực chuyên môn vững, khả năng ngoại ngữ tốt.

Mức lương ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng là bao nhiêu?

Một trong những thắc mắc được nhiều bạn gửi đến chúng tôi chính là “ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng lương bao nhiêu?”. Tùy theo vị trí bạn đang công tác tại công ty tư nhân hay cơ quan nhà nước mà mức lương sẽ có sự dao động khác nhau.

Ngành có mức lương hấp dẫn
Ngành có mức lương hấp dẫn

Bạn có thể tham khảo mức thu nhập tại một số vị trí trong ngành như:

  • Chức vụ quản lý khoảng 12 triệu đồng/ tháng.
  • Quản lý đồ án thiết kế và quy hoạch cơ sở hạ tầng khoảng 25 triệu/ tháng.
  • Chuyên viên phụ trách đầu tư hoạch định khoảng 15 triệu/ tháng.
  • Nhân viên chuyên vận hành và thiết kế khoảng 12 triệu/ tháng.
  • Giảng viên giảng dạy trong ngành khoảng 12 triệu/ tháng.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp cho bạn biết được khái niệm của ngành kỹ thuật cơ sở hạ tầng. Theo dự đoán của những nhà nghiên cứu và thống kê về công việc, ngành kỹ thuật hạ tầng là một trong những nhóm ngành sẽ phát triển và cần nhân lực rất nhiều ở tương lai. Chọn Trường hy vọng rằng với các thông tin này, bạn đã hiểu rõ hơn về nhóm ngành này và có hướng đi cho dự định sắp tới.

Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học
Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học

Ngành Đào Tạo 13-06-2023

Khi nhu cầu tổng hợp và phân tích số liệu của doanh nghiệp ngày càng tăng thì kéo theo ngành Thống kê càng phát triển. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn khách quan về mọi vấn đề dưới dạng số liệu, có tính ứng dụng cao. Đây còn là một ngành học từ các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời kỳ kinh tế đổi mới. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về ngành học này!

Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?
Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?

Ngành Đào Tạo 11-04-2023

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ngành thiên văn học là ngành nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất. Với sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết về ngành. Mời bạn tham khảo!

Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?

Ngành Đào Tạo 15-06-2023

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là một trong những ngành học thiếu hụt nhân lực ở nước ta, vì số lượng trường đại học chuyên ngành này còn rất ít. Khi tốt nghiệp, tân cử nhân Kỹ thuật Vật liệu kim loại sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về vật liệu kim loại với mức thu nhập hấp dẫn. Xem chi tiết ngay!