logo
show menu icon cancel

Ngành luật là gì? Học ngành luật ra làm gì? Mức lương ra sao?

Đăng ngày: 19-04-2023

Ngành Luật đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều sĩ tử bởi tiềm năng phát triển ngành khá rộng lớn trong tương lai. Vì vậy, hôm nay Chọn Trường muốn chia sẻ với các bạn những thông tin tổng quan thú vị về ngành học này. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu lĩnh vực này hãy tham khảo cùng chúng tôi.

icon mục lục Mục lục

hiển thị mục lục

Tìm hiểu về ngành luật

Trước tiên, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thông tin về ngành luật và lý do nên theo học ngành này. Xem ngay!

Giới thiệu về ngành luật

Ngành Luật là ngành học cung cấp kiến thức về hệ thống pháp luật gồm các quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội trong một lĩnh vực đời sống xã hội cụ thể. Tùy theo chuyên ngành đào tạo, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về từng lĩnh vực pháp luật cụ thể.

Giới thiệu về ngành luật
Giới thiệu về ngành luật

Vì sao nên học luật?

Vậy lý do gì chúng ta nên học luật? Học luật đem lại khá nhiều lợi ích cho sinh viên, cụ thể có thể kể đến như:

Không lo thất nghiệp

Có thể thấy, pháp luật xuất hiện ở khắp mọi lĩnh vực cuộc sống nên người học ngành Luật luôn có giá trị trong mắt các nhà tuyển dụng, bất kể thời đại có thay đổi ra sao.

Không bao giờ phạm luật

Trong khi người thường có thể vô tình vi phạm pháp luật và chịu hậu quả đắt đỏ, thì người học Luật chính quy sẽ có thể hạn chế, tránh được tình trạng đó. Họ có thể tự quản lý cuộc sống mình một cách chủ động, giảm thiểu các rủi ro không cần thiết.

Công việc ý nghĩa

Luật là một công việc ý nghĩa
Luật là một công việc ý nghĩa

Vì pháp luật được ban hành với mục đích bảo vệ lợi ích của cộng đồng, người học ngành Luật sẽ trở thành những nhân tố quan trọng trong việc thực thi công lý trong tương lai. Đặc biệt là khi có khả năng đem lại công bằng cho nhóm người yếu thế trong xã hội, người học Luật sẽ cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của lĩnh vực mình theo đuổi.

Review ngành luật chi tiết nhất

Tiếp theo, mời các bạn cùng tham khảo thêm một số thông tin khác liên quan đến ngành này. Bao gồm việc học trong bao lâu và theo đuổi ngành này có khó khăn như thế nào?

Ngành luật học mấy năm?

Để trả lời cho câu hỏi ngành luật học mấy năm, như hầu hết các ngành đại học chính quy khác, đào tạo ngành Luật yêu cầu 4 năm học tập. Tuy nhiên, tại Việt Nam, sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật, sinh viên chưa được coi là Luật sư chính thức. 

Ngành luật học mấy năm?
Ngành luật học mấy năm?

Để trở thành một Luật sư, họ cần tham gia khóa đào tạo và đạt chứng chỉ hành nghề. Điều này đòi hỏi sinh viên học Luật mất tối thiểu 6 năm để trở thành một Luật sư. Thời gian tính bao gồm thời gian thực tập tại các cơ quan, tổ chức liên quan đến pháp luật.

Những khó khăn khi học ngành luật là gì?

Vậy khi theo học ngành luật có khó không, những khó khăn khi học ngành luật là gì? Học ngành luật ngoài những lợi ích nêu trên còn có thể đem đến những thử thách và khó khăn cho sinh viên như sau:

Những khó khăn khi học ngành luật là gì?
Những khó khăn khi học ngành luật là gì?
  • Số lượng kiến thức rất lớn: Luật là một lĩnh vực rộng lớn với rất nhiều chủ đề và văn bản pháp luật khác nhau. Việc nắm vững tất cả kiến thức này có thể gây áp lực cho sinh viên.
  • Khả năng tư duy phức tạp: Học luật yêu cầu các bạn cần có khả năng tư duy phức tạp và phân tích logic. Lý do là bởi vì pháp luật thường rất rắc rối và có nhiều quy định phức tạp.
  • Yêu cầu kỹ năng văn bản: Học luật yêu cầu bạn có kỹ năng viết và phân tích văn bản tốt. Điều này có thể gây khó khăn cho những ai không có nền tảng văn hóa hoặc kỹ năng viết kém.
  • Áp lực thời gian: Các khóa học ngành Luật thường có quá trình học tập và kiểm tra đầy thách thức. Yêu cầu sinh viên phải có khả năng quản lý thời gian tốt để hoàn thành đầy đủ bài tập và luận văn.
  • Thiếu kinh nghiệm thực tế: Sinh viên theo học luật cần phải học các trường hợp thực tế để có thể hiểu rõ hơn cách thức pháp luật được áp dụng trong thực tế. Điều này thường gặp khó khăn cho những bạn mới học.

Theo học ngành luật có tương lai không?

Theo học ngành luật có tương lai không?
Theo học ngành luật có tương lai không?

Học ngành luật có tương lai không, nên học ngành này hay không? Theo trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thông tin tổng hợp trên thị trường lao động, ngành Pháp luật chiếm khoảng 33% tỷ trọng nhu cầu nhân lực qua đào tạo. Số lượng nhân sự trong ngành luật đang tăng lên. Bao gồm ít nhất 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, và 2.000 công chứng viên, và nhiều hơn nữa.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu về công việc liên quan đến luật dự kiến sẽ tăng mạnh. Như vậy sẽ có thể mang lại cơ hội việc làm dồi dào nhưng cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh gay gắt hơn. Nhưng chung quy lại, học luật vẫn có tương lai, bạn hãy đăng ký theo học nếu thực sự có đam mê với ngành.

Hiện tại ngành luật có bao nhiêu chuyên ngành?

Hiện tại, ngành luật gồm những ngành nào? Ngành luật sẽ có nhiều chuyên ngành đặc thù, riêng biệt. Tuỳ vào chuyên ngành theo học, các bạn sẽ được đào tạo những kiến thức về pháp lý liên quan đến lĩnh vực đó. Các chuyên ngành cụ thể được chúng tôi tổng hợp ngay sau đây:

Hiện tại ngành luật có bao nhiêu chuyên ngành?
Hiện tại ngành luật có bao nhiêu chuyên ngành?

Luật hình sự 

Cung cấp cho sinh viên kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự, ngành Luật hình sự cung cấp các môn học tiêu biểu như Tội phạm học, Nghiệp vụ thư ký toà án, Đấu tranh phòng chống tội phạm, Tâm lý học tư pháp. 

Ngoài ra còn có tâm thần học tư pháp, Giám định pháp y, Vấn đề lý luận về luật hình sự và tội phạm, Khoa học điều tra hình sự, Trách nhiệm hình sự và hình phạt cùng các Thủ tục giải quyết các vụ án hình sự,…

Luật hình sự 
Luật hình sự

Luật dân sự 

Các môn học trong ngành Luật dân sự bao gồm học về hợp đồng dân sự, thừa kế, các thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình và sở hữu công nghiệp.  Thêm vào đó, các bạn cũng được giảng dạy các môn như luật sở hữu trí tuệ, luật đất đai, luật môi trường, luật thuế và luật lao động.

Trong quá trình học tập, bạn còn được trang bị các kỹ năng và nghiệp vụ hỗ trợ cho nghề nghiệp trong tương lai. Chẳng hạn như: kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, thi hành án dân sự, pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ và nghề luật sư và tư vấn pháp luật.

Luật dân sự 
Luật dân sự

Luật hành chính 

Chuyên ngành Luật này cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lý luận nhà nước và pháp luật cùng với cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Lĩnh vực khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở; công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công chứng và luật sư. Ngoài ra còn có cải cách nền hành chính và các môn học khác liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước.

Luật hành chính 
Luật hành chính

Luật thương mại 

Kế tiếp, luật thương mại trang bị kiến thức pháp luật liên quan đến những lĩnh vực kinh tế, tài chính và môi trường. Bao gồm những môn học tiêu biểu như: luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật cạnh tranh, luật thương mại quốc tế và luật phá sản.

Bên cạnh đó, ngành Luật thương mại còn cung cấp các kiến thức về luật trong hoạt động kinh doanh, bao gồm luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật đất đai và luật thuế.

Luật thương mại 
Luật thương mại

Luật quốc tế

Chương trình đào tạo của chuyên ngành gồm 3 khối kiến thức cơ bản: khối kiến thức về công pháp quốc tế, khối kiến thức về tư pháp quốc tế và khối kiến thức về luật so sánh và luật thương mại quốc tế.

Sinh viên theo học sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, kỹ năng lựa chọn và áp dụng pháp luật của các quốc gia. Thêm vào đó là các kỹ năng đàm phán các hợp đồng ngoại thương và giải quyết các tranh chấp ngành Luật dân sự có liên quan đến các quốc gia khác.

Luật quốc tế
Luật quốc tế

Ngành Quản trị – Luật

Cuối cùng, chuyên ngành quản trị – luật trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh và quản trị, kết hợp với kiến thức pháp luật để làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. 

Khi bạn theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị kỹ năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp và hiểu biết những vấn đề về quản trị. Còn có các yếu tố pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.

Ngành Quản trị - Luật
Ngành Quản trị – Luật

Chương trình đào tạo của chuyên ngành luật hiện nay

Khi học ngành Luật, bạn sẽ được trang bị kiến thức pháp luật toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực, cùng với kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội liên quan đến pháp luật. Bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về các môn học pháp lý gồm có luật hình sự,  tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế và tâm lý học, luật dân sự, luật tố tụng dân sự và luật tố tụng hình sự.

Ngoài ra, đây là một trong các ngành đào tạo đại học bạn được trang bị các kỹ năng cần thiết cho nghề luật như kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật và phân tích rủi ro pháp lý. Kết hợp với kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng và văn bản pháp lý. 

Trong ngành Luật, bạn cũng có cơ hội thực hành và tập luyện tại các văn phòng luật và bộ phận tư vấn pháp lý của các doanh nghiệp. Mục đích là để tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và trở nên tự tin và năng động trong môi trường làm việc sau này.

Chương trình đào tạo của chuyên ngành luật hiện nay
Chương trình đào tạo của chuyên ngành luật hiện nay

Điểm chuẩn và khối thi của ngành luật là gì?

Ngay sau đây, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về thông tin xét tuyển của ngành đào tạo. Cụ thể từ mã ngành, điểm chuẩn đến khối thi yêu cầu theo thống kê mới nhất.

Ngành luật thi khối nào, mã ngành luật?

– Mã ngành Luật: 7380101

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào quá trình học Luật:

  • A00: Toán, Vật lí, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật

Điểm chuẩn ngành luật

Điểm chuẩn ngành luật
Điểm chuẩn ngành luật

Điểm chuẩn ngành Luật 2022 theo hình thức xét kết quả thi THPT quốc gia được chúng tôi thống kê dao động trong khoảng từ 16 – 27 điểm.

Ngành luật học trường nào? TOP các trường có ngành luật

Sinh viên đam mê chuyên ngành luật học trường nào? Vì tính chất pháp lý cao, tại nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học có ngành Luật. Điều này khiến không ít bạn trẻ băn khoăn và phân vân trong việc lựa chọn trường theo học. Sau đây chính là những trường đào tạo Luật mà bạn có thể tham khảo:

Ngành luật học trường nào? TOP các trường có ngành luật
Ngành luật học trường nào? TOP các trường có ngành luật

– Khu vực miền Bắc:

  • Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Phụ nữ Việt Nam
  • Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam
  • Học viện Tòa án
  • Đại học Công đoàn
  • Đại học Kiểm sát Hà Nội
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Đại học Nội vụ Hà Nội
  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Viện Đại học Mở Hà Nội
  • Học viện Biên phòng
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên)
  • Đại học Hàng hải có ngành Luật.
  • Đại học Thái Bình
  • Đại học Dân lập Hải Phòng

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Vinh
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
  • Đại học Luật – Đại học Huế
  • Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Đà Lạt
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Thái Bình Dương

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Học viện Cán bộ TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Luật TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học An Giang
  • Đại học Cần Thơ đào tạo ngành Luật.
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Nam Cần Thơ
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Theo học ngành luật có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm ra sao?

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành này vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng trong tương lai. Các tân cử nhân của ngành Luật được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin việc làm trong ngành này. 

Theo học ngành luật có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm ra sao?
Theo học ngành luật có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm ra sao?

Thẩm phán 

Thẩm phán là người làm việc tại tòa án, có quyền thẩm quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án và quyết định những hình thức xử lý thích hợp đối với các hành vi vi phạm pháp luật. 

Khi phán quyết được thẩm phán đưa ra, các bên liên quan cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Nếu không tuân thủ, cơ quan nhà nước sẽ buộc thi hành phán quyết bằng các biện pháp cưỡng chế.

Thẩm phán 
Thẩm phán

Kiểm soát viên 

Kiểm sát viên trong ngành Luật đảm nhiệm công tác tại Viện Kiểm sát, với trách nhiệm bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tội phạm hình sự, kiểm sát viên có quyền ra quyết định về việc xử lý vụ án, ra lệnh bắt giữ tội phạm hoặc tham gia vào quá trình điều tra. 

Tại phiên tòa xét xử án hình sự, người kiểm sát viên có trách nhiệm làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Ngoài ra, trong phiên tòa xét xử các loại án khác, người kiểm sát viên cũng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tất cả các bên tham gia phiên tòa, kể cả thẩm phán. 

Kiểm soát viên 
Kiểm soát viên

Trong trường hợp các bên không tuân thủ quyết định trong ngành Luật của tòa án, cơ quan nhà nước có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành.

Luật sư

Trong các công việc của ngành Luật, luật sư đảm nhiệm hai lĩnh vực công việc chính, đó là: đại diện và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính tại tòa án. Đồng thời cung cấp tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.

Luật sư làm việc tự do và không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Họ không được trả lương bởi Nhà nước mà thu nhập của họ đến từ những khoản thù lao do khách hàng trả. Để thực hiện công việc tốt, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.

Luật sư
Luật sư

Công chứng viên 

Tiếp theo, công chứng viên được biết đến là những người làm việc tại các phòng công chứng thuộc nhà nước. Chức năng chính của họ trong ngành Luật là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác thực chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính) và những bản chữ dịch từ tiếng nước ngoài…

Công chứng viên 
Công chứng viên

Chấp hành viên

Chấp hành viên sẽ làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự và có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện phán quyết của tòa án. Trong trường hợp một hoặc nhiều bên liên quan không tuân thủ phán quyết, người chấp hành viên có quyền sử dụng các biện pháp có thẩm quyền của Nhà nước để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình.

Chấp hành viên
Chấp hành viên

Một số công việc khác

Ngoài những công việc được liệt kê bên trên, sau khi theo học ngành Luật bạn có thể lựa chọn các nghề khác bao gồm:

  • Chuyên viên pháp lý: những người có bằng cử nhân luật, tham gia vào các hoạt động liên quan đến pháp luật tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức,…
  • Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo của các cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
  • Giáo viên, giảng viên luật: người giỏi chuyên môn về luật và có khả năng giảng dạy, có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
  • Cán bộ nghiên cứu pháp luật: Họ được biết đến là người nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp cho việc xây dựng pháp luật trở nên hoàn thiện và phù hợp với thực tế; giúp cho việc thi hành pháp luật trở nên linh hoạt hơn.
  • Điều tra viên: làm việc tại cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trong ngành Luật để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
  • Thư ký toà án: Họ có nhiệm vụ thực hiện các công việc cần thiết trong quá trình xét xử các vụ án.
  • Thẩm tra viên: những người làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử và đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của tòa án cấp dưới.
Các công việc khác trong ngành luật
Các công việc khác trong ngành luật

TOP những ưu điểm phù hợp với ngành luật là gì?

Trước khi có định hướng theo học chuyên ngành luật, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng một số kỹ năng cần thiết của bản thân để theo đuổi ngành đặc thù này. Cụ thể những ưu điểm phù hợp với ngành luật gồm:

Có kỹ năng giao tiếp tốt

Sinh viên học trong ngành luật cần có khả năng đọc, viết, nói và nghe rất tốt để xử lý được những tài liệu phức tạp và viết các tài liệu liên quan. Ngoài ra, họ còn phải thể hiện khả năng tranh luận và trình bày ý kiến của mình trước các đồng nghiệp và giảng viên. 

Tham gia vào các dự án nhóm hoặc vị trí lãnh đạo trong các nhóm sinh viên sẽ giúp phát triển kỹ năng giao tiếp. Thêm vào đó, lắng nghe chủ động cũng là một kỹ năng quan trọng không kém. Các yếu tố này đều là những yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong trường luật.

Có kỹ năng giao tiếp tốt
Có kỹ năng giao tiếp tốt

Suy nghĩ logic và phân tích tốt

Là sinh viên học ngành Luật, việc đánh giá lập luận của nhiều nguồn khác nhau là rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần tránh bị mắc kẹt trong những quan điểm quen thuộc và cố gắng tiếp cận với những ý tưởng mới để phân tích chúng.

Bạn có thể tìm hiểu và chọn các khóa học tập trung vào tư duy phân tích và phản biện bằng cách trao đổi với cố vấn và giảng viên của trường.

Tìm tòi và nghiên cứu hiệu quả

Sinh viên trường luật thường phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau. Do đó, nắm bắt cách tận dụng những nguồn tài liệu trong thư viện khi còn là sinh viên cũng có thể giúp bạn thu thập và phân tích thông tin hiệu quả trong ngành Luật

Bên cạnh đó, hoàn thành hoặc hỗ trợ các bài nghiên cứu cũng giúp bạn học cách khám phá, quản lý, tổng hợp và sau đó tiến hành phân tích một lượng lớn tài liệu.

Tìm tòi và nghiên cứu hiệu quả
Tìm tòi và nghiên cứu hiệu quả

Tổ chức và quản lý chất lượng

Các luật sư thường phải chuẩn bị cho các phiên tòa một cách nhanh chóng. Vì vậy việc có khả năng phân tích và sắp xếp tài liệu phức tạp hiệu quả sẽ giúp bạn thành công trong ngành luật.

Bạn có thể học và rèn luyện được các kỹ thuật phân tích dữ liệu liên quan và quản lý thời gian bằng cách tham gia vào những khóa học thử thách và hoàn thành các bài tập tư duy kích thích.

Hiện nay ngành luật lương bao nhiêu? Đãi ngộ của ngành luật

Hiện nay ngành luật lương bao nhiêu? Đãi ngộ của ngành luật
Hiện nay ngành luật lương bao nhiêu? Đãi ngộ của ngành luật

Các mức lương của người làm việc trong ngành Luật có thể được phân loại theo từng nhóm cụ thể như sau:

  • Luật sư: Mức thu nhập được trả tại văn phòng luật sư phụ thuộc vào đóng góp của luật sư. Tuy nhiên, mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định bởi Nhà nước.
  • Kiểm sát viên: Mức lương của một người kiểm sát viên được xác định dựa trên loại chức danh và hệ số lương. Cụ thể:
    • Kiểm sát viên sơ cấp: Thu nhập khởi điểm là hệ số 2,34 nhân với 650.000 đồng cộng với phụ cấp 30%.
    • Kiểm sát viên trung cấp: Thu nhập khởi điểm là hệ số 4,4 nhân với 650.000 đồng cộng với phụ cấp 25%.
    • Kiểm sát viên cao cấp: Thu nhập khởi điểm là hệ số nhân lương tối thiểu và phụ cấp 20%.

Mức lương trung bình của một người theo ngành Luật luật sư tại các văn phòng luật sư hoặc luật sư kinh tế tại các công ty tư nhân:

  • Mức lương ngành luật khi mới ra trường: 4 – 6 triệu đồng/tháng.
  • Trên 3 năm kinh nghiệm: Thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.
  • Trên 5 năm kinh nghiệm: Thu nhập trên 15 triệu đồng/tháng.

Kết luận

Luật pháp được xem là yếu tố không thể thiếu cho mọi vấn đề và lĩnh vực trong xã hội. Mặc dù là một ngành nghề đặc thù tuy nhiên ngành Luật lại cung cấp nhiều cơ hội đa dạng cho những ai muốn theo đuổi. Bài viết trên của Chọn Trường đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về ngành, hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học
Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học

Ngành Đào Tạo 13-06-2023

Khi nhu cầu tổng hợp và phân tích số liệu của doanh nghiệp ngày càng tăng thì kéo theo ngành Thống kê càng phát triển. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn khách quan về mọi vấn đề dưới dạng số liệu, có tính ứng dụng cao. Đây còn là một ngành học từ các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời kỳ kinh tế đổi mới. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về ngành học này!

Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?
Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?

Ngành Đào Tạo 11-04-2023

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ngành thiên văn học là ngành nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất. Với sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết về ngành. Mời bạn tham khảo!

Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?

Ngành Đào Tạo 15-06-2023

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là một trong những ngành học thiếu hụt nhân lực ở nước ta, vì số lượng trường đại học chuyên ngành này còn rất ít. Khi tốt nghiệp, tân cử nhân Kỹ thuật Vật liệu kim loại sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về vật liệu kim loại với mức thu nhập hấp dẫn. Xem chi tiết ngay!