Ngành Quản lý Nhà nước là gì? Có dễ xin việc? Mức lương bao nhiêu?
Nhiều thí sinh và phu huynh còn phân vân không biết có nên theo học ngành Quản lý nhà nức không, học ngành Quản lý Nhà nước ra làm gì, mức lương có cao không? Thực tế, cơ hội việc làm ngành Quản lý Nhà nước vô cùng hấp dẫn, có thể lựa chọn làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc tư nhân. Sau đây, Chọn Trường sẽ gửi tới các bạn thông tin chi tiết về ngành Quản lý Nhà nước, cùng xem ngay nhé!
- Đại học Chính quy là gì? Danh sách TOP trường đại học Chính quy tốt
- Các chức vụ trong lớp đại học bao gồm gì và nhiệm vụ ra sao?
- Tìm hiểu cách chuyển trường đại học: Điều kiện – Thủ tục – Hồ sơ
- Sinh viên có nên vào Đảng không – Các điều kiện vào Đảng của sinh viên
- Bỏ túi cách chụp ảnh thẻ sinh viên sao cho đẹp và những lưu ý hay
1. Tìm hiểu về ngành học Quản lý Nhà nước
Quản lý Nhà nước là ngành gì, có nên theo học ngành này không? Nếu bạn cũng có những thắc mắc này, hãy theo dõi ngay nội dung dưới đây của chúng tôi để có lời giải đáp chi tiết.
Bạn đang xem: Ngành Quản lý Nhà nước là gì? Có dễ xin việc? Mức lương bao nhiêu?
1. 1. Ngành Quản lý Nhà nước là gì?
Quản lý Nhà nước là ngành học nghiên cứu về các thủ tục hành chính nhà nước, tư tưởng của nhà nước về các hoạt động chính trị – xã hội. Tổng quan về các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính và tư tưởng của Nhà nước trong các hoạt động chính trị – xã hội.
Nói một cách đơn giản, ngành Quản lý Nhà nước là ngành học về việc thực thi quyền lực của nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước. Nhằm phát triển xã hội và thiết lập trật tự xã hội theo mục tiêu được đặt ra bởi tầng lớp cầm quyền.
Ngành Quản lý Nhà nước là gì?
Đây bao gồm hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp, hoạt động như một thực thể thống nhất. Chức năng chấp hành, điều hành và quản lý hành chính được thực hiện bởi các cơ quan hành pháp, đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
1. 2. Liệu có nên học Quản lý Nhà nước không?
Nhiều thí sinh và phụ huynh còn đang phân vân liệu có nên học ngành Quản lý Nhà nước? Quyết định học Quản lý Nhà nước phụ thuộc vào sự quan tâm và mục tiêu của bạn. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu thêm về ngành này để đảm bảo rằng nó phù hợp với sự phát triển và định hướng cá nhân.
- Lợi ích nghề nghiệp: Ngành này cung cấp kiến thức về hệ thống hành chính công, quy trình và quyền lực của nhà nước. Nếu bạn quan tâm đến công việc liên quan đến chính phủ, cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức quản lý công, ngành này có thể cung cấp cho bạn cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này.
- Kỹ năng quản lý và giao tiếp: Quản lý Nhà nước đòi hỏi kỹ năng quản lý, lãnh đạo và giao tiếp hiệu quả. Khi theo học, bạn có thể phát triển những kỹ năng này, giúp bạn thành công trong nhiều ngành nghề khác nhau, không chỉ trong lĩnh vực Quản lý Nhà nước.
Liệu có nên học Quản lý Nhà nước?
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng ngành Quản lý Nhà nước có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn và khả năng làm việc trong môi trường phức tạp và thay đổi.
2. Review ngành Quản lý Nhà nước chi tiết nhất
Ngành đào tạo Quản lý Nhà nước gồm những chuyên ngành nào? Thông tin xét tuyển của ngành ra sao? Ngay sau đây, hãy cùng Chọn Trường tìm hiểu nhé.
2. 1. Khối thi và mã ngành Quản lý Nhà nước
Xem thêm : Tìm hiểu cách chuyển trường đại học: Điều kiện – Thủ tục – Hồ sơ
Mã ngành Quản lý Nhà nước: 7310205
Ngành Quản lý Nhà nước thi khối nào? Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành bao gồm:
- A00: tổ hợp Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: tổ hợp Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
- C01: tổ hợp Ngữ văn, Toán, Vật lí
- C15: tổ hợp Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
- D01: tổ hợp Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Khối thi và mã ngành học Quản lý Nhà nước?
2. 2. Mức điểm chuẩn ngành Quản lý Nhà nước?
Các trường đại học thường sử dụng hai hình thức xét tuyển cho ngành, đó là xét điểm học bạ THPT và xét điểm thi THPT quốc gia.
- Đối với xét điểm học bạ THPT, các trường thường yêu cầu thí sinh đạt điểm từ 6 đến 21 điểm.
- Điểm chuẩn cho xét điểm thi THPT quốc gia thường nằm trong khoảng từ 14 đến 26 điểm.
Mức điểm chuẩn ngành học Quản lý Nhà nước?
Tuy nhiên, điểm chuẩn ngành Quản lý Nhà nước có thể thay đổi tùy thuộc vào từng chuyên ngành cụ thể. Ví dụ, vào năm 2020, Học viện Báo chí Tuyên truyền yêu cầu 21.72 điểm cho chuyên ngành này. Nhưng vào năm 2022, điểm chuẩn đã có một số biến đổi, trong khoảng từ 14 điểm đến 24.7 điểm trên thang điểm 30.
3. Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước
Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước cung cấp cho các bạn sinh viên theo học những kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước. Họ sẽ có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư. Cụ thể:
3. 1. Chuyên ngành Quản lý Nhà nước
Chuyên ngành Quản lý Nhà nước là một lĩnh vực nghiên cứu sâu sắc về quy trình, điều hành và quản lý hành chính của cơ quan nhà nước. Để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngành này và tìm được hướng đi phù hợp, ngành thường được phân thành các chuyên ngành cụ thể như:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Quản lý xã hội
- Khoa học Quản lý Nhà nước
- Quản lý kinh tế
- Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước
- Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa
- Truyền thông chính sách
3. 2. Ngành Quản lý Nhà nước học những môn gì?
Theo học chuyên ngành này, các bạn sẽ học thêm được nhiều kiến thức bao gồm các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Các môn học các bạn sẽ được học như sau:
- Kiến thức giáo dục đại cương: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế học Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng,…
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: Pháp luật, Quản lý công, Lịch sử hành chính Việt Nam, môn Hành chính so sánh, môn Nguyên tắc thủ tục hành chính, Kỹ năng giao tiếp hành chính, Kỹ năng soạn thảo văn bản, ban hành và quản lý văn bản, Tổ chức bộ máy văn phòng,…
- Kiến thức bổ trợ: Kỹ năng sử dụng máy tính và Ngoại ngữ (Tiếng Anh).
Quản lý Nhà nước học những môn gì, chương trình đào tạo ra sao?
4. Danh sách các trường đào tạo ngành học Quản lý Nhà nước nước ta
Xem thêm : Thông tin các trường đại học ở Quảng Ninh chi tiết nhất
Để giúp các bạn thí sinh và phụ huynh có thể dễ dàng lựa chọn một ngôi trường phù hợp, Chọn Trường đã tổng hợp danh sách các trường đào tạo ngành Quản lý Nhà nước theo từng khu vực cụ thể dưới đây.
Khu vực miền Bắc:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Chính sách và Phát triển
- Đại học Nội vụ
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Khu vực miền Trung:
- Đại học Vinh
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Quy Nhơn
Khu vực miền Nam:
- Học viện Cán bộ TP.HCM
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Trà Vinh
5. Học ngành Quản lý Nhà nước ra làm gì?
Cơ hội việc làm ngành học Quản lý Nhà nước khi ra trường như thế nào?
Tốt nghiệp ngành Quản lý Nhà nước ra làm gì hay học ngành Quản lý Nhà nước có dễ xin việc không là câu hỏi của nhiều người. Cơ hội việc làm trong ngành học Quản lý Nhà nước hiện nay rất đa dạng. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên có thể tham gia vào các vị trí công việc sau:
- Công chức, viên chức làm việc trong hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, và lực lượng vũ trang.
- Công chức, viên chức làm việc trong những cơ quan chuyên môn Quản lý Nhà nước (hư ban, ngành, sở, phòng, trung tâm…), cơ quan, đơn vị hành chính, và sự nghiệp ở các cấp.
- Quản lý, chuyên viên hành chính trong các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư.
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ngành Quản lý Nhà nước tại các trường cao đẳng, đại học, trung tâm và viện nghiên cứu.
- Làm việc trong bộ phận tham mưu, tổng hợp; trợ lý cho các cấp lãnh đạo và quản lý trong các cơ quan và tổ chức.
- Cán bộ hành chính của các văn phòng; thư ký tổng hợp; chuyên viên văn phòng; cán bộ lĩnh vực văn thư – lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
6. Ngành Quản lý Nhà nước lương bao nhiêu, có cao không?
Mức lương ngành học Quản lý Nhà nước thường phụ thuộc vào vị trí công việc của từng cá nhân. Tùy thuộc vào công tác trong cơ quan Nhà nước hay tổ chức tư nhân, mức thu nhập sẽ được xác định theo quy định hiện hành hoặc dựa trên năng lực làm việc, kinh nghiệm tích lũy và chính sách lương của công ty.
Ngành học Quản lý Nhà nước lương bao nhiêu, có cao không?
Dưới đây là mức lương ngành Quản lý Nhà nước tham khảo cho một số vị trí trong ngành:
- Công chức, viên chức Nhà nước: Khoảng 12 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên quản lý hành chính: Khoảng 15 triệu đồng/tháng.
- Trợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu các cấp: Khoảng 12 triệu đồng/tháng.
- Cố vấn hành chính: Khoảng 20 triệu đồng/tháng.
- Cán bộ hành chính văn phòng: Khoảng 12 triệu đồng/tháng.
7. Tố chất và yêu cầu của ngành học Quản lý Nhà nước
Để theo học ngành Quản lý Nhà nước, các bạn cần có những tố chất cần thiết sau đây. Những tố chất này sẽ giúp bạn phát triển và thành công trong lĩnh vực.
- Kiên trì, nhẫn nại và khả năng chịu áp lực cao trong công việc.
- Kỹ năng làm việc nhóm và khả năng phát triển nhóm.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, dự báo cũng như trình bày thông tin một cách độc lập.
- Trình độ ngoại ngữ cao để có thể giao tiếp và làm việc trong môi trường quốc tế.
- Sử dụng thành thạo tất cả các phần mềm tin học văn phòng.
- Khả năng làm việc độc lập và khả năng đọc, hiểu các tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước.
- Khả năng giao tiếp, thuyết phục và đàm phán với các đối tượng khác nhau.
8. Kết luận
Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích trong bài viết này của Chọn Trường đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Quản lý Nhà nước. Từ đó có thêm cơ sở để lựa chọn một ngành học phù hợp với sở thích cũng như năng lực bản thân. Chúc bạn may mắn!
Nguồn: chontruong.edu.vn
Danh mục: Blog