logo
show menu icon cancel

Ngành Xã hội học là ngành gì? Ngành này có tương lai không?

Đăng ngày: 20-04-2023

Ngành Xã hội học là một ngành đang thu hút nhiều bạn học sinh, sinh viên. Đơn giản bởi ngành này có tính ứng dụng cao và đa dạng về việc làm sau khi ra trường. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về lĩnh vực Xã hội học. Cùng tham khảo ngay nhé!

icon mục lục Mục lục

hiển thị mục lục

Tổng quan ngành Xã hội học là ngành gì?

Xã hội học được biết đến là ngành như thế nào? Liệu các bạn sinh viên có nên chọn học ngành Xã hội học hay không? Cùng tìm câu trả lời ngay!

Ngành Xã hội học là ngành gì?

Ngành Xã hội học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các quy luật, nguyên tắc và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong nhiều bối cảnh lịch sử khác nhau. Nói một cách đơn giản, đây là việc nghiên cứu về cách xã hội hoạt động và tác động qua lại giữa cá nhân và xã hội. 

Ngành Xã hội học là ngành gì?
Ngành Xã hội học là ngành gì?

Nhiệm vụ của Xã hội học là giải thích những hành vi, phân tích cơ chế hoạt động của xã hội cùng tác động của con người đến xã hội. Từ đó, thông qua các nghiên cứu và đóng góp của Xã hội học, chúng ta có thể hiểu và giải quyết được những vấn đề trong xã hội một cách hiệu quả nhất.

Sinh viên có nên học ngành Xã hội học không?

Chúng ta có nên học ngành Xã hội học không? Việc học ngành Xã hội học là một lựa chọn phù hợp với những ai quan tâm đến việc tìm hiểu về xã hội cũng như những vấn đề liên quan đến xã hội. Tuy nhiên, quyết định học ngành này cũng cần phải xem xét qua nhu cầu nhân lực và tốc độ phát triển của ngành.

Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế – xã hội, nhu cầu về nguồn nhân lực có kiến thức về Xã hội học ngày càng tăng cao. Các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp cùng những tổ chức xã hội đều cần tuyển dụng những người có kiến thức chuyên sâu. Đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhân sự, tư vấn tâm lý, tư vấn chính sách xã hội, truyền thông, giáo dục, văn hóa và nghệ thuật.

Vậy sinh viên có nên học ngành học Xã hội học không?
Vậy sinh viên có nên học ngành học Xã hội học không?

Ngoài ra, Xã hội học cũng là một ngành có tốc độ phát triển không ngừng. Các vấn đề xã hội cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Do đó, ngành Xã hội học cũng cần phải điều chỉnh và cập nhật kiến thức thường xuyên để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội.

Vì vậy, nếu bạn có đam mê và quan tâm đến việc tìm hiểu về xã hội và muốn làm việc trong lĩnh vực này, học Xã hội học là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, bạn cần phải có sự chuẩn bị và nỗ lực học tập để đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thị trường lao động.

Chương trình đào tạo ngành Xã hội học như thế nào?

Mục tiêu của Xã hội học là phân tích và khám phá toàn bộ những hành vi, ý thức và mối quan hệ của con người dựa trên các quan điểm. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng phân tích hành vi, hiện tượng xã hội. Cũng như năng lực tư vấn và xây dựng chính sách xã hội cho sự phát triển của quốc gia.

Chương trình đào tạo ngành học xã hội như thế nào?
Chương trình đào tạo ngành học xã hội như thế nào?

Thời gian đào tạo theo review ngành Xã hội học nhìn chung thường kéo dài trong 4 năm. Cụ thể:

  • Trong năm đầu tiên, sinh viên sẽ được giới thiệu về Xã hội học đại cương và các vấn đề xã hội. Từ đó giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu và khám phá các khía cạnh xã hội mà mình quan tâm. 
  • Trong năm thứ 2 và thứ 3, những lĩnh vực được phân chia ra chuyên sâu hơn, phân nhánh với nhiều chủ đề. Ví dụ như bình đẳng giới, văn hóa, chủng tộc,…
  • Trong năm học thứ 4, bạn sẽ tập trung thực hiện học phần nghiên cứu Xã hội học dựa trên những kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập.

Chương trình học của sinh viên ngành Xã hội học sẽ bao gồm các môn học như Hành vi con người và môi trường xã hội, Tâm lý học xã hội, Lịch sử văn minh thế giới, Xã hội học truyền thông đại chúng, Xã hội học giới, Phương pháp nghiên cứu Xã hội học cùng nhiều môn học khác.

Mối quan hệ của Xã hội học với các ngành khoa học xã hội khác

Mối quan hệ của Xã hội học với các ngành khoa học xã hội khác
Mối quan hệ của Xã hội học với các ngành khoa học xã hội khác

Sau khi đã có cái nhìn tổng quát hơn về ngành Xã hội học, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ của ngành học này đối với những ngành khoa học xã hội khác:

  • Triết học: Các số liệu thông tin và bằng chứng của Xã hội học sẽ bổ trợ cho các lý thuyết khô khan của Triết học, giúp cho Triết học không lạc hậu trong những biến động của xã hội.
  • Tâm lý học: Xã hội học và Tâm lý học có liên quan chặt chẽ với nhau, bởi vì đối tượng nghiên cứu của Xã hội học là mối liên hệ giữa hành vi của con người và cơ chế của xã hội. Còn hành vi của con người lại là mối quan tâm hàng đầu của Tâm lý học.
  • Kinh tế học: Con người, xã hội và kinh tế không thể tách rời nhau và những số liệu và thông tin từ ngành Xã hội học có thể cung cấp cho Kinh tế học nhiều thông tin quan trọng về hành vi tiêu dùng của con người.
  • Chính trị học: Xã hội học và Chính trị học đều quan tâm đến cơ cấu xã hội và sự phân chia quyền lực trong đời sống xã hội. Chính vì vậy mối quan hệ giữa hai ngành này rất mật thiết.

Nhìn chung, các ngành khoa học xã hội bên trên đều có mối quan hệ chặt chẽ và đan xen với nhau. Lý do là bởi vì các ngành này không ngừng học hỏi và tiếp thu lẫn nhau để đem lại những kết quả tối ưu nhất cho từng lĩnh vực của mình.

Thông tin xét tuyển ngành Xã hội học

Thông tin xét tuyển của chuyên ngành Xã hội học
Thông tin xét tuyển của chuyên ngành Xã hội học

Vậy Xã hội học sẽ xét tuyển theo khối nào? Mã ngành cụ thể là gì? Điểm chuẩn thống kê mới nhất là bao nhiêu? Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc những vấn đề này, ngay sau đây, Chọn Trường sẽ giúp bạn giải đáp.

Mã ngành Xã hội học và khối thi

– Mã ngành Xã hội học: 7310301

– Vậy ngành Xã hội học thi khối nào? Các tổ hợp môn xét tuyển vào lĩnh vực Xã hội học bao gồm:

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
  • C19: Ngữ văn, môn Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán và môn Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • D04: Ngữ văn, Toán và môn Tiếng Trung
  • D79: Ngữ văn, Khoa học chuyên ngành xã hội, Tiếng Đức
  • D80: Ngữ văn, Khoa học chuyên ngành xã hội, Tiếng Nga

Điểm chuẩn ngành Xã hội học

Điểm chuẩn Xã hội học
Điểm chuẩn Xã hội học

Trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến 2020, điểm chuẩn ngành Xã hội học ở tất cả các khối thi dao động từ 14 đến 25 điểm. Tuy nhiên, năm 2019 là năm đầu tiên áp dụng hình thức thi tuyển theo kết quả Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM, khiến cho điểm trúng tuyển dao động từ 640 đến 705. 

Gần đây nhất theo thống kê của chúng tôi, vào năm 2022, điểm chuẩn để vào học Xã hội học theo hình thức thi tốt nghiệp được công bố như sau:

  • Khối A00: Điểm chuẩn dao động từ 15 đến 25.2 điểm.
  • Khối A01: Điểm chuẩn dao động từ 17.75 đến 25.75 điểm.
  • Khối C00: Điểm chuẩn dao động từ 15 đến 27.1 điểm.
  • Khối D01: Điểm chuẩn dao động từ 15 đến 25.75 điểm.
  • Khối D02 và D03: Có cùng điểm chuẩn ngành Xã hội học là 23.1 điểm.
  • Khối D04: Điểm chuẩn dao động từ 23.1 đến 23.9 điểm.
  • Khối D14: Điểm chuẩn dao động từ 15 đến 25.2 điểm.
  • Khối D78: Điểm chuẩn dao động từ 23.1 đến 25.5 điểm.
  • Khối D79 và D80: Cùng mức điểm chuẩn là 23.1 điểm.
  • Điểm đánh giá năng lực: Điểm xét tuyển dao động từ 600 đến 675 điểm.

Danh sách các trường đào tạo ngành Xã hội học ở 3 miền

Dưới đây, chúng tôi đã cập nhật thông tin chi tiết về các trường đào tạo ngành Xã hội học theo khu vực 3 miền. Mời bạn tham khảo kỹ lưỡng và đưa ra lựa chọn đăng ký nguyện vọng.

Danh sách các trường đào tạo ngành học Xã hội học ở 3 miền
Danh sách các trường đào tạo ngành học Xã hội học ở 3 miền

Miền Bắc

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – HN: Đây là một ngôi trường tiên phong đào khối ngành Khoa học xã hội và Nhân văn tại Việt Nam, đã hoạt động hơn 75 năm và đạt được nhiều thành tựu. Trường hướng đến đào tạo vững kiến thức chuyên ngành đồng thời vững các kỹ năng ngành Xã hội học cần thiết, góp phần khẳng định được vị thế của mình.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Được biết đến là trường đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn. Trong nhiều năm, Học viện đã đào tạo được khá nhiều học viên trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, cơ quan Tư tưởng Văn hoá, cơ quan Báo chí, Xuất bản và có đóng góp đáng kể cho lĩnh vực truyền thông Việt Nam.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở khu vực miền Bắc
Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở khu vực miền Bắc

Trường Đại học Công đoàn: Mục tiêu giáo dục của trường là phát triển tinh thần trách nhiệm, khả năng sống – làm việc trong những môi trường cạnh tranh đa văn hóa. Với tầm nhìn đến năm 2030, Trường Đại học Công đoàn đặt mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngành Xã hội học uy tín trong khu vực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Từ khi đổi tên, trường đã trở thành đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu và phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực. Tỉ lệ sinh viên theo học Xã hội học tìm được việc làm trong 12 tháng sau khi tốt nghiệp tại Học viện là gần 90%. 

Miền Trung

Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế: Khi tham gia học ngành Xã hội học tại trường, sinh viên được tham gia Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD) – đối tác chính của khoa. Trường được thành lập năm 2008 và được quản lý bởi Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế ở khu vực miền Trung
Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế ở khu vực miền Trung

Trường Đại học Đà Lạt: Là trường đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ, loại hình với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Khoa Xã hội học tại trường chuyên đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực nghiên cứu, truyền bá, ứng dụng và chuyển giao tri thức khoa học về Xã hội học. 

Miền Nam

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM: Là một trường thành viên của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, chuyên đào tạo các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn hàng đầu ở khu vực miền Nam. Ngành Xã hội học của Trường đã tồn tại lâu đời, đây là nơi phù hợp cho những bạn yêu thích khám phá và trải nghiệm.

Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh: Với mục tiêu trở thành trường đại học hàng đầu ở Việt Nam về đa ngành và định hướng ứng dụng, Trường đem đến cho sinh viên một môi trường học tập Xã hội học đa dạng và phong phú. Những bạn yêu thích các hoạt động xã hội có thể phát triển tốt ở trường, rèn luyện được kỹ năng mềm và kết nối với cộng đồng.

Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh ở khu vực miền Nam
Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh ở khu vực miền Nam

Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Là một đại học công lập được thành lập vào năm 1997, mở rộng quan hệ hợp tác với các đại học hàng đầu thế giới. Trong đó có nhiều đại học nằm trong TOP 500 của Thế giới và TOP 60 của Châu Á, để cùng nhau phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục, đem lại cơ hội trải nghiệm cho sinh viên Xã hội học môi trường chuyên nghiệp, hiện đại và năng động.

Trường Đại học Văn Hiến: Là một cơ sở giáo dục đã có ngành Xã hội học từ khóa tuyển sinh đầu tiên vào khoảng thời gian 1999 – 2003. Do đó, Trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy đảm bảo chất lượng tốt.

Theo đuổi ngành Xã hội học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm của ngành

Chuyên ngành Xã hội học cung cấp cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Từ công việc tại cơ quan Nhà Nước, tổ chức bảo trợ xã hội cho đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho đến các tổ chức tư vấn kinh doanh và trường học. 

Theo đuổi ngành học Xã hội học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm của ngành
Theo đuổi ngành học Xã hội học ra trường làm gì? Cơ hội việc làm của ngành

Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo và có đủ năng lực chuyên môn, bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ngành Xã hội học trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể bao gồm:

  • Phóng viên, biên tập viên: Phóng viên lại được chia thành hai loại là ký sự và điều tra tại hiện trường. Cả hai công việc đều yêu cầu sự nhiệt huyết và năng động. Còn biên tập viên có thể làm việc cho các tờ báo hoặc đài truyền hình và đài phát thanh. Công việc này trong lĩnh vực chuyên ngành Xã hội học sẽ ít di chuyển hơn nhưng lại đòi hỏi kỹ năng sáng tạo và quản lý công việc cao.
  • Nhóm kinh doanh quản lý: Bạn có thể tham gia vào ngành này với các công việc như điều hành tổ chức dân sự, quản trị nhân sự, quản lý các dự án đầu tư xã hội và quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn có các chứng chỉ và khóa học về kỹ năng và kiến thức để nâng cao trình độ của mình.
  • Nhóm nghiên cứu và tư vấn xã hội: Bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn tại các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp. Bạn có thể thử sức ở các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, điều tra dư luận xã hội, nghiên cứu và tư vấn truyền thông – quảng cáo,…
  • Nhóm dịch vụ và hỗ trợ con người: Với kiến thức được đào tạo, bạn có khả năng phân tích hành vi và hành động của con người tùy theo hoàn cảnh để nắm bắt tâm lý và giúp đỡ người khác. Vì vậy trong các công việc của ngành Xã hội học, bạn có thể làm điều phối viên hoặc chuyên viên cho các quỹ phát triển, tổ chức phi chính phủ, từ thiện hoặc làm nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng,…
  • Nhóm hành chính công: Với kỹ năng quan sát và phân tích cao, bạn có thể thử sức với những công việc như chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (bao gồm lao động, văn hóa, dân số, y tế, thống kê, giáo dục, dân tộc, dân vận, tuyên giáo) phòng chống tệ nạn xã hội, cơ quan đảng và đoàn thể và cơ quan an ninh.
  • Nhóm giảng dạy, đào tạo: Bạn có thể làm giáo viên tận tâm, tập huấn cho các tổ chức, trung tâm, cộng đồng có nhu cầu.
  • Quan hệ công chúng: Thêm vào đó, bạn cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, phóng viên, biên tập viên,…

Lương ngành Xã hội học hiện nay bao nhiêu?

Lương ngành học Xã hội học hiện nay bao nhiêu?
Lương ngành học Xã hội học hiện nay bao nhiêu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành đào tạo và ít kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp và tổ chức xã hội thường nhận được mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, với những người đã có kinh nghiệm làm việc, mức lương ngành Xã hội học lúc này có thể cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc cao hơn.

Tố chất cần có của một sinh viên ngành Xã hội học

Với yêu cầu của ngành khoa học xã hội, người học ngành Xã hội học cần có sự nhạy cảm với những sự kiện, vấn đề xã hội và đam mê nghiên cứu. Họ cần phải vận dụng các công cụ, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học để tiến hành phân tích và đánh giá các sự kiện xã hội. 

Tố chất cần có của một sinh viên ngành học xã hội
Tố chất cần có của một sinh viên ngành học xã hội

Một số tố chất khác cần thiết của người nghiên cứu Xã hội học bao gồm:

  • Khả năng suy nghĩ sâu sắc, độc lập và sáng tạo.
  • Sự chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp và tỉ mỉ.
  • Khả năng tự tổ chức, quản lý công việc, tự học và tự nghiên cứu.
  • Sự không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội.
  • Hứng thú với những môn xã hội.

Kết luận

Trên đây chính là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về ngành Xã hội học. Hy vọng rằng thông qua bài viết của Chọn Trường, các bạn sẽ có thêm góc nhìn đa chiều hơn về ngành, cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này. Chúc bạn may mắn!

Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học
Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học

Ngành Đào Tạo 13-06-2023

Khi nhu cầu tổng hợp và phân tích số liệu của doanh nghiệp ngày càng tăng thì kéo theo ngành Thống kê càng phát triển. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn khách quan về mọi vấn đề dưới dạng số liệu, có tính ứng dụng cao. Đây còn là một ngành học từ các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời kỳ kinh tế đổi mới. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về ngành học này!

Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?
Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?

Ngành Đào Tạo 11-04-2023

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ngành thiên văn học là ngành nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất. Với sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết về ngành. Mời bạn tham khảo!

Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?

Ngành Đào Tạo 15-06-2023

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là một trong những ngành học thiếu hụt nhân lực ở nước ta, vì số lượng trường đại học chuyên ngành này còn rất ít. Khi tốt nghiệp, tân cử nhân Kỹ thuật Vật liệu kim loại sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về vật liệu kim loại với mức thu nhập hấp dẫn. Xem chi tiết ngay!