logo
show menu icon cancel

Ngành xây dựng gồm những nghề gì? Học gì để làm xây dựng?

Đăng ngày: 12-03-2023

Ngành xây dựng gồm những nghề gì? Sự phát triển của nền kinh tế luôn đi cùng với sự tăng trưởng của ngành xây dựng. Từ các công trình dân dụng, hầm mỏ, cầu đường, nhà máy sản xuất,…. đến các công trình cho các ngành công nghiệp khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các nghề trong ngành xây dựng dưới đây.

icon mục lục Mục lục

hiển thị mục lục

Giới thiệu tổng quan về ngành xây dựng

Ngành xây dựng là gì? Ngành xây dựng gồm những nghề gì?

Thực tế, xây dựng luôn gắn liền với đời sống của chúng ta qua hàng ngàn năm và có xu hướng ngày càng hiện đại hóa nhu cầu. Ngành kỹ thuật xây dựng sẽ đào tạo ra những kỹ sư xây dựng có khả năng thiết kế, tư vấn, thi công, giám sát và nghiệm thu công trình.

Ngành xây dựng gồm những nghề gì? Tổng quan về nghề
Ngành xây dựng gồm những nghề gì? Tổng quan về nghề

Trong đó có thể bao gồm các công trình của nhà nước như: cầu đường, cơ sở vật chất công cộng hay các công trình tư nhân, dân sự. Với đặc thù của ngành nghề thiết kế xây dựng, các kỹ sư sẽ phải thường xuyên công tác xa nhà; đảm nhiệm nhiều công việc từ tính toán, đo đạc đến thi công,.. 

Do đó, ngành Kỹ thuật công trình xây dựng thường rất kén nữ giới vì độ vất vả. Tuy nhiên, mức thu nhập ổn định cùng với các chế độ ưu đãi tốt chính là sức hấp dẫn của ngành nghề kỹ thuật xây dựng.

Ý nghĩa của nghề xây dựng trong nền kinh tế

Tại Việt Nam, ngành nghề kinh doanh xây dựng được xem là một ngành sản xuất vật chất lớn nhất. Nó tạo ra các công trình hạ tầng cơ sở, bao gồm: các tòa nhà, đường, cầu, đập, nhà máy, đường sắt, sân bay và các công trình khác. Bảo đảm và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng sản xuất cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Ý nghĩa các ngành nghề xây dựng
Ý nghĩa các ngành nghề xây dựng

Câu trả lời cho câu hỏi “Ngành xây dựng gồm những nghề gì?” cũng được bật mí ở phần này. Khi các hoạt động xây dựng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân và những người tham gia khác trong ngành. Đóng góp vào sự tăng trưởng nền kinh tế và tăng cường thu nhập cho cá nhân, gia đình và doanh nghiệp.

Vì vậy, ngành nghề kinh doanh xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra cơ hội việc làm cho các nhân viên trong ngành và các doanh nghiệp liên quan.

Ngành xây dựng gồm những nghề gì hiện nay?

Nếu muốn theo học ngành này thì bạn cần biết ngành xây dựng gồm những nghề gì, sau khi tốt nghiệp có thể làm gì! Cẩm nang nghề nghiệp sẽ bật mí cho bạn những nghề nghiệp ngành xây dựng sau khi ra trường:

Thợ xây, thợ hồ, thợ hàn, thợ cắt

Câu trả lời đầu tiên của câu hỏi “ngành xây dựng gồm những nghề gì?” là thợ xây, thợ hàn, thợ cắt. Những công việc này là làm trực tiếp với công trình xây dựng, mỗi vị trí sẽ có tính chất công việc riêng. Ví dụ như thợ xây thì phải làm việc với các vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, đá, thép; còn thợ hàn thì phải làm việc với máy móc, sắt thép.

Những thợ hàn, thợ cắt đang thi công công trình
Những thợ hàn, thợ cắt đang thi công công trình

Tất cả những công việc này có thể không phải chuyên môn, không đúng các ngành nghề thiết kế xây dựng được đào tạo. Tuy nhiên, sinh viên mới ra trường có thể trải nghiệm các công việc và học hỏi từ những người đi trước để hiểu sâu hơn về công trình.

Kỹ sư về xây dựng, thi công các công trình

Kỹ sư xây dựng, thi công cũng là một câu trả lời cho câu hỏi “Ngành xây dựng gồm những nghề gì”. Đây là những chuyên gia có trình độ học vấn cao và được đào tạo các ngành nghề xây dựng để thiết kế và quản lý dự án xây dựng. Công việc của họ bao gồm:

  • Lập hồ sơ để đấu thầu, giám sát công trình, triển khai dự án.
  • Lập bảng giám sát, thi công để chủ đầu tư xem xét và duyệt đề xuất.
  • Tham gia các cuộc họp, giải trình và bảo vệ: tiến độ công việc, biện pháp thi công, chất lượng công việc.

Kỹ sư thiết kế, Kiến trúc sư

Trong mục “ngành xây dựng gồm những nghề gì” thì đây được coi là nghề khó nhất nhưng cũng được nhiều người theo đuổi nhất. 

Những kỹ sư thiết kế và kiến trúc sư đều là những chuyên gia được đào tạo trong lĩnh vực chuyên môn, đảm bảo rằng các công trình được xây dựng đúng tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Kỹ sư thiết kế, kiến trúc sư sẽ là người lập bản vẽ công trình
Kỹ sư thiết kế, kiến trúc sư sẽ là người lập bản vẽ công trình

Công việc của kiến trúc sư sẽ bao gồm:

  • Lên ý tưởng thiết kế, xem xét mặt bằng và triển khai các bản vẽ theo ý tưởng thiết kế ban đầu.
  • Thiết kế mặt bằng kiến trúc, kết hợp với các bộ phận kỹ thuật chuyên môn khác để có được bản vẽ công trình hoàn chỉnh.
  • Sử dụng các phần mềm để lập bảng theo dõi tiến độ dự án, soạn thảo hồ sơ lập báo cáo định kỳ.
  • Thực hiện hồ sơ quy hoạch chi tiết dự án 1/500, hồ sơ xin cấp phép xây dựng, hồ sơ về PCCC và các giấy phép liên quan khác.

Khi tìm hiểu ngành xây dựng gồm những nghề gì thì trong ngành nghề thiết kế xây dựng thì công việc của một kỹ sư thiết kế bao gồm:

  • Triển khai các hồ sơ về thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thi công.
  • Phối hợp và làm việc với các bộ phận kỹ thuật liên quan như: cơ điện, kết cấu, chiếu sáng, PCCC,…
  • Triển khai các loại hồ sơ thiết kế theo đúng yêu cầu về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật công trình và các quy định của nhà nước về các bước triển khai thiết kế công trình.

Nhân viên vận hành máy

Ngành nghề xây dựng gồm những nghề gì? Câu trả lời chắc chắn phải kể đến nhân viên vận hành máy. Để thi công những công trình to lớn, mang vác những vật liệu nặng lên cao thì sức người chắc chắn không thể kham nổi. 

Xe lu, xe cẩu, tháp cần cẩu,….đều là những loại máy móc cần thiết khi tiến hành xây dựng một công trình và đều cần người để vận hành. Do đó, vị trí nhân viên vận hành máy là cần thiết trong quá trình thi công và xây dựng công trình của ngành nghề kinh doanh xây dựng.

Nhân viên vận hành máy thi công công trình
Nhân viên vận hành máy thi công công trình

Nhân viên Điện máy công trình

Trong câu hỏi “ngành xây dựng gồm những nghề gì” thì nhân viên điện máy công trình là một câu trả lời quan trọng. Nhân viên điện máy đóng vai trò khá cốt lõi cho một hệ thống công trình xây dựng. 

Trong các ngành nghề xây dựng thì công việc của nhân viên điện máy cũng sẽ bao gồm:

  • Vận hành, theo dõi, kiểm tra và vệ sinh định kỳ hệ thống thiết bị trong trung tâm: Điện, nước, PCCC, camera,…để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, đúng quy trình, an toàn và hiệu quả.
  • Xử lý, khắc phục sự cố hỏng hóc về các thiết bị trong trung tâm.
  • Giám sát các hoạt động của nhà thầu trong việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thiết bị của công trình.

Giám sát công trình/dự án, Dự toán công trình

Trong ngành nghề thiết kế xây dựng thì quá trình thi công các công trình luôn cần người giám sát. Họ sẽ đảm bảo mọi thứ được diễn ra đúng tiến độ và bản vẽ ban đầu.

Giám sát công trình là một nghề trong “ngành xây dựng gồm những nghề gì”
Giám sát công trình là một nghề trong “ngành xây dựng gồm những nghề gì”

Công việc của một giám sát công trình trong ngành nghề thiết kế xây dựng sẽ như sau:

  • Bóc tách và kiểm tra độ chính xác, khối lượng theo bản vẽ chi tiết đã có.
  • Chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng của dự án theo tiêu chuẩn của công ty.
  • Xây dựng, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, đánh giá và điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn của công trình.
  • Chịu trách nhiệm về nhân sự trong công trình thi công, quản lý an toàn lao động.

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là những người lính ở đầu chiến tuyến, mang hợp đồng về cho doanh nghiệp, công ty. Nếu bạn theo học các ngành nghề xây dựng này nhưng lại không thích những công việc trên thì có thể thử làm người tư vấn các dịch vụ thiết kế, thi công công trình. Tuy nhiên, đây cũng là một nghề khó trong mục ngành xây dựng gồm những nghề gì, do đòi hỏi khá nhiều kỹ năng.

Nhân viên kinh doanh đem về hợp đồng cho công ty
Nhân viên kinh doanh đem về hợp đồng cho công ty

Những công việc của nhân viên kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh xây dựng sẽ bao gồm:

  • Tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng, tìm kiếm thông tin, cập nhật các nguồn thông tin về những dự án mới.
  • Thiết lập, phát triển, duy trì các mối quan hệ với khách hàng.
  • Nắm rõ thông tin về khách hàng/ dự án, từ đó đề ra các kế hoạch triển khai công việc.
  • Đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng thành công.
  • Chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên.

Lương ngành xây dựng trung bình là bao nhiêu?

Tìm hiểu về “Ngành xây dựng gồm những nghề gì?” thì nhiều bạn cũng thắc mắc mức lương của ngành. Mức lương ngành xây dựng được đánh giá là khá cao so với các ngành nghề khác. Sinh viên mới ra trường thường sẽ có mức lương dao động từ 8 – 10 triệu. Với các kỹ sư đã có kinh nghiệm làm việc tại các công trình thì mức lương sẽ dao động từ 30 – 50 triệu, tùy vào từng dự án, vị trí và quy mô công ty.

Muốn làm trong lĩnh vực xây dựng thì nên học trường nào?

Sau câu hỏi “Ngành xây dựng gồm những nghề gì” thì câu hỏi về nên học trường nào cũng nhận được quan tâm của nhiều người. Ở Việt Nam có khá nhiều cơ sở, đại học đào tạo ngành xây dựng với các chuyên ngành khác nhau. Đặc biệt là một số trường có kinh nghiệm và thâm niên trong ngành như:

  • Đại học Xây dựng
  • Đại học kiến trúc
  • Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
  • Đại học Thủy lợi
  • Đại học Giao thông vận tải
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Bình Dương
  • Đại học Thủ Dầu Một,…

Những yêu cầu của ngành xây dựng không nên bỏ qua 

Ngoài câu hỏi “ngành xây dựng gồm những nghề gì” thì cũng có nhiều bạn thắc mắc về yêu cầu của ngành xây dựng. Để trở thành một nhân viên của ngành nghề thiết kế xây dựng thì bạn nên xem qua một số yêu cầu về ngành để có thể chọn lựa chính xác. Những yêu cầu này không bắt buộc, nhưng hầu hết đối với dân xây dựng thì đều có đủ những yêu cầu này:

Những yêu cầu của ngành xây dựng
Những yêu cầu của ngành xây dựng
  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Ở công trường là nơi có rất nhiều vật dụng nặng có thể gây thương tích và nguy hiểm tới sức khỏe của người lao động. Do đó, bạn nên rèn cho mình tính cẩn thận, tỉ mỉ để tránh những sai sót không đáng có.
  • Có sức khỏe tốt: Làm nghề xây dựng đòi hỏi bạn phải có một sức khỏe tốt, bởi các nguyên vật liệu đều nặng và công việc thường là làm ngoài trời. 
  • Tư duy logic: Nếu bạn theo đuổi ngành nghề thiết kế xây dựng thì cần phải có tư duy logic, tính toán cân đối các thông số công trình.
  • Óc quan sát, thực tế: Công việc xây dựng đòi hỏi bạn phải tập trung vào hiện tại, quan sát tình hình thực tế tại công trường để đưa ra những phán đoán, quyết định phù hợp.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về nghề làm xây dựng, đặc thù hoạt động cũng như các nhân tố tác động đến ngành. Hi vọng, với những gì được đưa ra, Chọn trường sẽ giúp bạn biết được ngành xây dựng gồm những nghề gì, những yêu cầu của ngành,…từ đó cho ta cái nhìn toàn diện và khách quan nhất về ngành.

Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học
Ngành Thống kê: Cung cấp thông tin chi tiết nhất về ngành học

Ngành Đào Tạo 13-06-2023

Khi nhu cầu tổng hợp và phân tích số liệu của doanh nghiệp ngày càng tăng thì kéo theo ngành Thống kê càng phát triển. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn khách quan về mọi vấn đề dưới dạng số liệu, có tính ứng dụng cao. Đây còn là một ngành học từ các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển trong thời kỳ kinh tế đổi mới. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về ngành học này!

Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?
Ngành thiên văn học: học trường nào, ra làm gì, mức lương bao nhiêu?

Ngành Đào Tạo 11-04-2023

Thuộc lĩnh vực Khoa học tự nhiên, ngành thiên văn học là ngành nghiên cứu về các vật thể vũ trụ và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài khí quyển trái đất. Với sự quan tâm và lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ, dưới đây là những thông tin quan trọng cần biết về ngành. Mời bạn tham khảo!

Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?
Ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là gì, học gì và ra trường làm gì?

Ngành Đào Tạo 15-06-2023

Hiện nay, ngành Kỹ thuật Vật liệu kim loại là một trong những ngành học thiếu hụt nhân lực ở nước ta, vì số lượng trường đại học chuyên ngành này còn rất ít. Khi tốt nghiệp, tân cử nhân Kỹ thuật Vật liệu kim loại sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn chuyên về vật liệu kim loại với mức thu nhập hấp dẫn. Xem chi tiết ngay!